Nhật biến tàu sân bay trực thăng Izumo thành trung tâm chỉ huy
Tàu sân bay trực thăng mới của Nhật Bản Izumo có thể được sử dụng làm trung tâm chỉ huy để điều phối các lực lượng trên đất liền, trên không và trên biển trong trường hơp xảy ra một cuộc xung đột với Trung Quốc vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản.
Nhật Bản đã ra mắt tàu sân bay trực thăng Izumo hồi tháng 8/2013 và đây là tàu chiến lớn nhất của Nhật được chế tạo kể từ sau Thế chiến II. Tokyo nói rằng Izumo là tàu khu trục, nhưng thực chất nó là một tàu sân bay trực thăng. Tàu dài 248 m, trọng tải tối đa 27.000 tấn. Izumo có thể chở 970 thủy thủ và chở tới 14 trực thăng.
Mặc dù giới chức Nhật Bản khẳng định con tàu sẽ được sử dụng để hỗ trợ các sứ mệnh nhân đạo và các chiến dịch sơ tán quy mô lớn trong những tình huống như trận động đất/sóng thần 2011 nhưng Izumo được cho là sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ và biển đảo của Nhật Bản.
Trong một bài viết được hãng tin Kyodo của Nhật đăng tải mới đây, ông Makoto Yamasaki, một phó đô đốc về hưu của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, nhấn mạnh rằng sứ mệnh cơ bản của Izumo là có thể phục vụ như một tàu đô đốc với các khả năng chỉ huy tình báo.
Video đang HOT
Được trang bị một phòng hội nghị điện tử – có thể đưa ra các mệnh lệnh đối với các đơn vị riêng lẻ – và một hệ thống thông tin tiên tiến, tạp chí quốc phòng Nhật Ships of the World cho rằng Izumo có khả năng tăng cường các chiến dịch phối hợp của quân đội Nhật như một sở chỉ huy tiền tiêu.
Các chuyên gia quân sự cho hay các máy bay cảnh báo sớm E-767, E-2C của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, các máy bay tuần tra P-3C của lực lượng phòng vệ biển, các tàu khu trục cũng như các đơn vị chống hạm và phòng không của lực lượng phòng vệ mặt đất có thể phối hợp tác chiến nếu tàu Izumo trở thành sở chỉ huy tiền tiêu.
Hãng tin Kyodo cũng đưa tin rằng Izumo có thể được thiết kế lại làm tàu sân bay khi Nhật bắt đầu nhận các máy bay chiến đấu F-35. Trong khi đó, Bộ quốc phòng Nhật cũng có kế hoạch mua 17 máy bay vận tải MV-22 Osprey của Mỹ để hoạt động trên Izumo vào năm 2018.
Ngoài việc đối phó với hải quân Trung Quốc nếu xảy ra xung đột vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, Izumo cũng có thể được sử dụng trong trường hợp xảy ra các thảm họa thiên nhiên lớn, Kyodo cho biết. Con tàu đủ chỗ cho khoảng 450 người, ngoài thủy thủ đoàn, và được trang bị một phòng phẫu thuật cũng như các giường nằm phục vụ điều trị y tế.
Lực lượng hàng hải và mặt đất của Nhật Bản đã rút các bài học quý báu về tác chiến đổ bộ thông qua các cuộc tập trận chung với hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ. Tuy nhiên, Izumo vẫn không sánh được với các chiến hạm tấn công đổ bộ chuyên dụng khác, Kyodo nhận định, và nói thêm rằng Izumo – với tư cách là trung tâm chỉ huy – có thể trở thành mục tiêu đầu tiên và dễ dàng đối với hải quân Trung Quốc nếu một cuộc xung đột trong khu vực nổ ra.
Theo Dantri
Trung Quốc "khẩu chiến" với Nhật về quy định đánh cá trên Biển Đông
Bắc Kinh hôm nay 13/1 phản ứng mạnh trước lên án của Nhật Bản liên quan đến các quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông, cho rằng Tokyo không liên quan trực tiếp gì đến vấn đề này.
Tàu tuần duyên của Nhật Bản và tàu hải giảm Trung Quốc áp sát nhau gần Senkaku/Điếu Ngư.
Hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã lên tiếng phản đối các quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông, được chính quyền tỉnh Hải Nam thông qua từ tháng 11 năm ngoái và có hiệu lực kể từ ngày 1/1 vừa qua.
Các quy định mới về đánh cá của tỉnh Hải Nam đòi tàu cá nước ngoài phải được Bắc Kinh cho phép mới được vào hoạt động tại phần lớn vùng Biển Đông mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền.
Bộ trưởng Onodera tuyên bố: "Đơn phương đưa ra những quy định như thể đó là lãnh hải của mình, và áp đặt các hạn chế đối với các tàu đánh cá, đó không phải là điều được quốc tế chấp nhận". Nhất là vì, theo ông Onodera, những quy định nói trên được thông qua ngay sau khi Trung Quốc vừa đơn phương thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển Hoa Đông.
Đáp lại lời chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay tuyên bố: "Tôi khuyên các giới chức Nhật Bản, trước khi phát biểu như vậy, nên nghiên cứu sơ qua để hiểu đúng những quy định và luật lệ của Trung Quốc."
Nhật là quốc gia mới nhất trong khu vực lên tiếng chỉ trích quy định đánh bắt mới của Trung Quốc trên vùng biển rộng 2 triệu km2, chiếm 2/3 Biển Đông. Trước đó Việt Nam, Philippines, Mỹ đều mạnh mẽ lên án quy định này. Việt Nam khẳng định quy định đánh bắt mới của Trung Quốc là phi lý và vô giá trị, trong khi Philippines cũng tuyên bố không chấp nhận quy định này. Còn phía Mỹ cho rằng đây là hành động "khiêu khích" và "nguy hiểm".
Cũng về quan hệ Nhật-Trung, hôm qua, 13/01/2014, Lực lượng phòng vệ (quân đội) Nhật Bản đã mở cuộc thao dượt quân sự hàng năm và trong năm thứ hai liên tiếp, binh lính Nhật đã diễn tập với kịch bản là chiếm lại một đảo từ tay kẻ địch.
Cuộc tập trận năm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Tokyo với Bắc Kinh ở khu vực quần đảo Senkaku, hiện do Nhật quản lý, nhưng Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền quần đảo này, mà họ đặt tên là Điếu Ngư.
Đến thị sát cuộc diễn tập, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera tuyên bố nhiệm vụ của Lực lượng phòng vệ là bảo vệ vùng lãnh hải chung quanh các đảo đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. "Ngoài các nỗ lực ngoại giao, chúng ta sẽ hợp tác với lực lượng tuần duyên để bảo vệ lãnh thổ và vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku", ông tuyên bố.
Bộ trưởng Quốc phòng thể hiện thái độ kiên quyết như trên sau khi lần đầu tiên kể từ đầu năm, hôm qua, ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Dantri
Nhật Bản lên kịch bản đối phó vùng phòng không Nhằm đối phó vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương áp đặt, Nhật Bản đã xây dựng 3 kịch bản để chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễn tập đổ bộ đường không. Ảnh: Getty Images. Báo Sankei Shimbun tiết lộ, Nhật Bản vừa tổ chức cuộc...