Nhật Bản xóa bỏ 95,1% hàng rào thuế quan trong TPP
Theo lộ trình cắt giảm thuế quan trong TPP, Nhật Bản sẽ giảm 95,1% biểu thuế trong một số lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng nhập khẩu.
Vào ngày hôm qua 20/10, Chính phủ Nhật Bản thông báo lộ trình cắt giảm thuế quan theo thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do TPP. Theo đó, Nhật Bản sẽ cắt giảm 95,1% thuế quan cho các sản phẩm nhập khẩu.
Trước đây, khi Nhật Bản ký FTA với những nước khác, thì mức thuế quan được xóa bỏ cao nhất là 88,4% trong FTA với Philippines và Australia . Vì vậy, mức 95,1% kỳ này là mức cao nhất từ trước đến giờ của Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo đánh giá, mức độ giảm biểu thuế quan mà Nhật Bản đưa ra theo cam kết TPP vẫn thấp hơn mức cắt giảm thuế của 11 nước thành viên. Nhật Bản hiện vẫn còn một số mặt hàng nhạy cảm trong lĩnh vực nông nghiệp, nên một số loại thuế sẽ từng bước được điều chỉnh giảm dần. Theo lộ trình thì trong số 586 mặt hàng nhạy cảm sẽ có 30% được tiến tới miễn thuế.
Bù lại, Nhât Bản sẽ ngay lập tức loại bỏ 95,3% các biểu thuế quan dành cho sản phẩm hàng công nghiệp nhập khẩu từ các nước thành viên trong TPP. Đổi lại, các nước thành viên cũng sẽ giảm 86,9% thuế quan đánh vào hàng xuất khẩu của Nhật Bản.
“Đây là một thỏa thuận rất công bằng”, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Akira Amari, vốn cũng là người đứng đầu đoàn đàm phán TPP của Nhật, nhận định.
Ông Amari không đồng ý với các ý kiến cho rằng nông dân Nhật Bản có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt về giá bởi hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên TPP. Theo ông, xét về tổng thể thì nền kinh tế Nhật Bản sẽ có lợi vì các sản phẩm nông nghiệp được miễn thuế quan thường cũng có khối lượng nhập khẩu thấp, và không có nhiều khả năng tăng trưởng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người đang đặt ra câu hỏi về việc liệu kết quả đàm phán TPP có mâu thuẫn gì với những quyết định mà Quốc hội Nhật từng đưa ra năm 2013 về việc không miễn thuế cho 5 mặt hàng chủ chốt trong ngành nông nghiệp: gạo, lúa mì, thịt bò & lợn, đường và các sản phẩm sữa.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Thị trường bất động sản: Nội công ngoại kích
Ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2015, cả nước có khoảng 30.000 lượt giao dịch bất động sản được thực hiện, con số này bằng giao dịch cả năm 2014.
Những tác động ngoại lực cũng như nội lực được cải thiện là cơ sở để các nhà đầu tư tin tưởng vào sự khởi sắc và sự khởi sắc và bứt phá của thị trường BĐS
Với tốc độ giao dịch như thời gian qua, cùng với việc thị trường bất động sản sôi động nhất về cuối năm, rất có thể số lượt giao dịch bất động sản năm 2015 sẽ đạt mức gấp đôi so năm 2014. Khá trùng lặp là những tín hiệu khả quan về thị trường BĐS đến trong bối cảnh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được ký kết khiến cho nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào khả năng khởi sắc trong những năm tới. Điều này đồng nghĩa với việc, Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới trong tương lai, với lợi thế năng suất lao động cao và chi phí nhân công thấp.
Thực tế, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9/2015 cả nước có 1.432 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 11,03 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, trong 9 tháng năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014. Đáng chú ý, lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ ba trong thu hút đầu tư với 19 dự án đầu tư mới và 7 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,81 tỷ USD.
Có một sự liên không nhỏ giữa nguồn vốn này với thị trường BĐS bởi đi cùng các dự án là các dịch vụ hậu cần nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, mặt bằng bán lẻ và căn hộ dịch vụ cho thuê. Đặc biệt là các khu công nghiệp nằm ở gần cảng, sân bay, cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó nhu cầu về văn phòng chất lượng quốc tế cũng sẽ tăng vì các Tập đoàn công nghiệp tìm kiếm không gian văn phòng tại trung tâm thành phố.... Điều này đồng nghĩa, số lượng người dân có khả năng mua nhà đắt tiền sẽ tăng lên. Một điều khá thuận lợi nữa là cùng với những quy định cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở sẽ thiết lập một phân khúc thị trường tiềm năng.
Những tác động ngoại lực cũng như nội lực được cải thiện là cơ sở để các nhà đầu tư tin tưởng vào sự khởi sắc và sự khởi sắc và bứt phá của thị trường BĐS. Tuy nhiên xét về tổng thể tác động của TPP đến thị trường BĐS vẫn ở phía thì tương lai, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nắm bắt và hiện thực hoá những cơ hội này như thế nào?!
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Doanh nghiệp bất động sản trước hiệu ứng TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết ngày 5/10/2015 được dự báo sẽ mở ra động lực mới cho nền kinh tế Việt Nam. Một trong những lĩnh vực được quan tâm và đánh giá lạc quan trước hiệu ứng TPP là bất động sản. TPP sẽ góp phần thu hút được dòng tiền đầu tư lớn vào...