Nhật Bản xếp cuối trong danh sách các cường quốc không gian mạng
Mặc dù là nước dẫn đầu về công nghệ thông tin và truyền thông trong nhiều thập niên, nhưng năng lực không gian mạng của Nhật Bản lại bị xếp vào hàng thấp nhất so với các quốc gia có quy mô tương tự.
Nhật Bản vẫn phụ thuộc phần lớn vào Mỹ về nhận thức tình huống không gian mạng và phát triển khả năng tình báo
Theo Nikkei, kết quả do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ( IISS) có trụ sở tại London công bố hôm 29.6 cho thấy Nhật Bản được xếp vào vị trí cuối cùng về khả năng không gian mạng trong nhóm 15 quốc gia lớn, dưới cả Trung Quốc và Nga. Nguyên nhân cho điều này là vì những ràng buộc hiến pháp của Nhật Bản trong việc thu thập dữ liệu. IISS đã xem xét điểm mạnh không gian mạng dựa trên các khía cạnh về chiến lược, quản trị, thu thập thông tin mạng, khả năng tấn công mạng và một số danh mục khác.
Video đang HOT
IISS cũng chỉ ra sự chênh lệch về khả năng không gian mạng giữa Nhật Bản với liên minh chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes, bao gồm năm nước New Zealand, Mỹ, Anh, Canada và Úc. “Nhật Bản cũng là đồng minh của các quốc gia Five Eyes, nhưng kém năng lực hơn hẳn trong khía cạnh an ninh không gian mạng, dù họ có sức mạnh kinh tế đáng gờm”, trích báo cáo của IISS.
IISS cho biết, đến năm 2020, với sự thúc đẩy một phần từ phía Mỹ và Úc, Nhật Bản đã chuyển sang một thế trận không gian mạng vững chắc hơn do lo ngại về Trung Quốc và Triều Tiên gia tăng. Tuy nhiên, “Nhật Bản vẫn chưa có chiến lược quân sự hoặc học thuyết quân sự chính thức liên quan đến không gian mạng, dù nước này đã thực hiện thay đổi về tổ chức trong các lực lượng vũ trang, bao gồm cả việc thành lập một số đơn vị không gian mạng chuyên biệt”.
Khi nói về thu thập thông tin tình báo trong không gian mạng, IISS chỉ ra rằng Nhật Bản vẫn phụ thuộc phần lớn vào Mỹ về nhận thức tình huống và phát triển khả năng tình báo. “Các tổ chức tình báo của Nhật Bản có quy mô nhỏ và thiếu kinh phí so với những nước có quy mô tương tự”. Nghiên cứu của IISS nêu rõ Điều 21 trong hiến pháp Nhật Bản là lý do chính hạn chế khả năng thu thập thông tin tình báo mạng của quốc gia Đông Á. “Điều 21 trong hiến pháp Nhật Bản giới hạn nghiêm ngặt phạm vi mà chính phủ có thể thu thập thông tin tình báo về tín hiệu và tiến hành do thám mạng”.
Trong khu vực tư nhân của Nhật Bản, “khả năng phòng thủ không gian mạng cũng không mạnh, nhiều tập đoàn không sẵn sàng trả chi phí để củng cố khả năng này”, báo cáo cho biết. Theo IISS, để có đủ năng lực trong lĩnh vực không gian mạng quan trọng, thì đòi hỏi luật Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản phải được sửa đổi.
Trong một cuộc họp báo mới đây, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato đã phát biểu về báo cáo của IISS rằng: “Chúng tôi sẽ sử dụng nó làm tài liệu tham khảo trong việc hướng tới xây dựng chiến lược an ninh mạng tiếp theo”.
Line ngăn nhà thầu Trung Quốc truy cập dữ liệu người dùng Nhật Bản
Động thái này được đưa ra trong lúc Line đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng đối với các hoạt động quản lý dữ liệu, sau khi công ty bí mật cho phép bốn kỹ sư Trung Quốc truy cập thông tin người dùng.
Theo Nikkei, ứng dụng nhắn tin nổi tiếng Line hôm 23.3 cho biết đã ngăn các chi nhánh và nhà thầu Trung Quốc truy cập thông tin cá nhân của người dùng Nhật Bản. Line cũng sẽ chuyển một số dữ liệu được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu ở Hàn Quốc, bao gồm hình ảnh và video do người dùng Nhật Bản đăng tải.
Tuần trước, truyền thông Nhật Bản tiết lộ bốn nhân viên từ công ty liên kết Trung Quốc của Line có quyền truy cập bất hợp pháp thông tin về người dùng ở Nhật Bản, bao gồm tên, ID và số điện thoại. Line đã sử dụng các chi nhánh, nhà thầu của Trung Quốc và một công ty con địa phương thuộc công ty mẹ Naver ở Hàn Quốc để phát triển dịch vụ.
"Việc sử dụng các nhà thầu nước ngoài và lưu trữ dữ liệu ở nước ngoài đã được thực hiện một cách thích hợp. Nhưng vấn đề lớn là tên quốc gia không được nêu rõ ràng trong chính sách bảo mật của chúng tôi và đã có sự thiếu cân nhắc đối với người dùng", Giám đốc điều hành Line Takeshi Idezawa nói trong cuộc họp báo hôm 23.3.
Ứng dụng nhắn tin có 86 triệu người dùng ở Nhật Bản, đến nay vẫn đang phải vật lộn với những câu hỏi về thực tiễn quản lý dữ liệu. Nhưng "rất may không có thay đổi lớn về số lượng người dùng", ông Idezawa nói.
Theo luật bảo mật dữ liệu của Nhật Bản, các công ty khi muốn cung cấp dữ liệu cá nhân cho bên nước ngoài thì phải hỏi và phải được sự đồng ý của người dùng, trừ khi bên nước ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định. Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân (PIPC) của chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu Line cung cấp thông tin để xác định xem các hoạt động của công ty có phù hợp với luật pháp hay không. Một số cơ quan chính phủ và thành phố của Nhật Bản đã bắt đầu thu hẹp lại việc sử dụng Line trong khi cuộc điều tra đang diễn ra.
Phản ứng dữ dội đối với sự việc trên là thử nghiệm lớn đầu tiên đối với Z Holdings do SoftBank kiểm soát, trước đây được gọi là Yahoo Nhật Bản, vừa hoàn thành việc sáp nhập với Line vào đầu tháng này. Giá cổ phiếu của Z Holdings hôm 23.3 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7.2020. Z Holdings cho biết đã thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra việc quản lý dữ liệu của Line, bao gồm cả sự tham gia của các chi nhánh Trung Quốc.
Việc giám sát kỹ lưỡng hoạt động quản lý dữ liệu của Line cũng đang đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào mà các tổ chức Nhật Bản, trong đó nhiều tổ chức đang vật lộn với tình trạng thiếu kỹ sư phần mềm, lại thuê công ty nước ngoài việc quản lý thông tin nhạy cảm của người dùng trong nước. PIPC đang có kế hoạch khảo sát các công ty công nghệ Nhật Bản khác về vấn đề này.
Apple ra mắt trang thông tin về quyền riêng tư mới Một phần mới của trang web về quyền riêng tư của Apple đã được ra mắt để liệt kê các thông tin chính sách thu thập dữ liệu của bên thứ nhất. Trang web mới tổng hợp chính sách và dữ liệu thu thập của Apple Apple đã ra mắt một phần mới trên trang web về quyền riêng tư của mình, liệt...