Nhật Bản xây công trình giám sát Trung Quốc quy mô chỉ kém Mỹ, Anh
Nhật Bản có hệ thống tình báo khổng lồ nhằm vào Trung Quốc, đang tiếp tục mở rộng quy mô trên nhiều đảo, hoạt động rất có hiệu quả.
Nhật Bản lập phòng nghiên cứu đối phó Trung Quốc ở Hoa Đông, Biển ĐôngNhật Bản tăng mạnh lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp cho đảo SenkakuTrung Quốc xây căn cứ tàu cảnh sát biển để đấu Nhật Bản ở đảo Senkaku
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 24 tháng 8 dẫn trang mạng “Aviation Week & Space Technology” Mỹ ngày 21 tháng 8 đưa tin, Yonaguni là hòn đảo cực tây của Nhật Bản, hầu như có thể trông thấy Đài Loan, khoảng cách từ chỗ đó đến Trung Quốc hầu như tương đương với khoảng cách đến địa phương khác của Nhật Bản.
Quy mô các công trình tình báo của Nhật Bản đứng thứ 3 hoặc thứ tư thế giới, chỉ kém Mỹ và Anh.
Năm 2014, bắt đầu thi công một trạm tình báo tín hiệu vô tuyến điện trên đảo Yonaguni. Hơn nữa, trên đảo Iwo (cách Yonaguni 1.860 km về phía đông, ăn sâu vào Thái Bình Dương), Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang thi công một trạm tình báo khác.
Theo bài báo, trước mắt, đảo Yonaguni rất có thể đã bắt đầu thu thập tình báo cho quân đội Nhật Bản. Nghe nói, hệ thống nghe lén dưới nước lắp ở đáy biển từ dó luôn mở rộng đến quần đảo Senkaku, dùng để nghe lén các động thái của tàu chiến va tàu ngầm Trung Quốc.
Đây chỉ là hành động mới nhất mở rộng xây dựng mạng lưới tình báo khổng lồ của Nhật Bản. Nhật Bản đã thông qua trạm mặt đất, máy bay và tàu chiến, đã xây dựng một mạng lưới tình báo, đạt mục đích bảo đảm “thông qua hoạt động ISR (tình báo, giám sát và trinh sát) liên tục để nắm chắc ưu thế tình báo”.
Các học giả Australia Desmond Power va Richard Tanter cho rằng, quy mô các công trình tình báo của Nhật Bản có thể đứng vị trí thứ ba hoặc thứ tư thế giới, kém Mỹ va Anh, nhưng có thể dẫn trước Nga va Trung Quốc.
Radar theo dõi tên lửa đạn đạo FPS-5 Nhật Bản
Măc du nguồn tin phi chính phủ không thể hiểu đúng hệ thống ISR của Nhật Bản rốt cuộc đang thu thập những thông tin gì, nhưng hệ thống này rõ ràng rất có hiệu quả, Nhật Bản còn đang mở rộng quy mô của nó.
Video đang HOT
Ngoài ra, bất kể giữa Nhật-Trung xuất hiện loại khủng hoảng nào, loại hoạt động thu thập tình báo hiệu suất cao này đều sẽ trở thành nhân tố “phá hoại ổn định”.
Những công trình thu thập tình báo này thuộc “mục tiêu mềm” dễ phá hủy, mỗi một công trình đều chắc chắn bị 1 – 3 quả tên lửa của Trung Quốc ngắm bắn.
Nhật Bản tổng cộng có 17 trạm tình báo tín hiệu, ngoài ra, còn có 2 công trình đang xây dựng ở đảo Yonaguni va đảo Iwo. Trong báo cáo mới nhất về các trạm mặt đất tình báo tín hiệu của Nhật Bản, Desmond Power va Richard Tanter viết:
“Các công trình chặn sóng vô tuyến điện cỡ lớn không ngừng được nâng cấp giúp cho Nhật Bản có năng lực tiến hành dò tìm, đánh chặn và định vị đối với tín hiệu quân sự cao tần trên biển, trên mặt đất của Trung Quốc và Nga trên tất cả các hướng, trong phạm vi cách đường bờ biển Nhật Bản 5.000 km.
Nhật Bản có thể thu thập có hiệu quả những tín hiệu cự ly trung bình và ngắn của sóng ngắn có tần số rất cao và đặc biệt cao trrong toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế, tàu chiến và máy bay của Trung Quốc và Nga xâm nhập các tuyến đường quan trọng của Thái Bình Dương đều bị theo dõi”.
Mỹ triển khai radar X-band ở Nhật Bản
Để giám sát thông tin của Trung Quốc, Nhật Bản từ thập niên 60 của thê ky trươc đã thi công 2 trạm tình báo lớn và đa tiên hanh mơ rông quy mô lớn: một trạm nằm ở Tachiarai trên đảo Kyushu, đối diện với tỉnh Giang Tô, Trung Quốc;
một trạm khác nằm ở đảo Kikai, cực bắc của quần đảo Ryukyu, đối diện với tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải khoảng 850 km.
20 năm qua, số lượng lồng dây anten của hệ thống thông tin vệ tinh – trạm tình báo Tachiarai luôn tăng lên một cách ổn định, trạm tình báo cũng đã mở rộng tới khu vực lân cận được mua vào năm 2008. Năm 2006, một hệ thống anten lớn được xây dựng xong ở đảo Kikai.
Từ năm 2004 đến năm 2014, Nhật Bản đã xây mới 3 trạm tình báo tín hiệu ở phía nam: Một trạm ở đảo Kyushu, một trạm ở đảo Fukue lân cận Kyushu, còn có một trạm ở đảo Miyako – khu vực trọng yếu chiến lược của quần đảo Ryukyu.
Đảo Yonaguni rất gần Đài Loan và đảo Senkaku
Đảo Yonaguni sẽ trở thành trạm phía nam xây mới thứ tư. Ngoài ra, công trình xây dựng trạm tình báo trên đảo Iwo cũng cho thấy, khả năng tàu chiến và máy bay Trung Quốc đi ra Tây Thái Bình Dương ngày càng lớn.
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Mỹ tăng cường dùng UAV giám sát Biển Đông
Bộ Quốc phòng Mỹ đang có kế hoạch tăng 50% các chuyến bay giám sát không người lái trên toàn cầu, trong đó có Biển Đông, trong vòng bốn năm tới.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cấp cao nói với tờ Wall Street Journal rằng Lầu Năm Góc tìm cách cải thiện khả năng dùng các chuyến bay UAV giám sát, thu thập thông tin tình báo ở Ukraine, Iraq, Syria, Bắc Phi và Biển Đông.
Riêng ở Biển Đông, máy bay do thám Mỹ vấp phải các biện pháp chống trả quyết liệt của Trung Quốc.
Máy bay do thám hiện đại Global Hawk của Mỹ.
Cụ thể, các kế hoạch mới đã dự trù gia tăng số lượng các chuyến bay do thám hàng ngày từ mức 61 chuyến lên 90 chuyến vào năm 2019. Hiện thời, phần lớn các chuyến bay do thám là do Không quân Mỹ (USAF) thực hiện.
Tuy nhiên, ngoài gần 60 chuyến bay của USAF, kế hoạch mới dự trù thêm 16 chuyến bay của Lục quân Mỹ, 4 chuyến của Bộ chỉ huy Các lực lượng đặc biệt và khoảng 10 chuyến bay do thám của các nhà thầu làm việc cho chính phủ. Không quân Hoa Kỳ hiện đang chia sẻ thông tin tình báo từ 22 trong số 60 phi vụ do thám hàng ngày với Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Hồi tháng 10/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cắt giảm số chuyến bay UAV từ 65 xuống 60 chuyến/ngày do các phi công của Không quân Mỹ bị quá tải.
Lầu Năm Góc có kế hoạch dần dần tăng cường vai trò của các ngành dịch vụ khác cũng như các nhà thầu của chính phủ. Đến năm 2017, Lục quân Mỹ sẽ thực hiện 8 chuyến bay do thám bằng UAV/ngày và các nhà thầu của chính phủ thực hiện 6 chuyến bay/ngày.
UAV vũ trang MQ-9 Reaper của Mỹ.
Ở Biển Đông, Lầu Năm Góc gần đây vấp phải nhiều khó khăn trong việc thu thập dữ liệu trinh sát do Trung Quốc gây nhiễu điện tử đối với máy bay không người lái của Mỹ.
Theo báo mạng The Washington Free Beacon, quân đội Trung Quốc đã gây nhiễu điện tử đối với một máy bay giám sát không người lái Global Hawk, khi chiếc UAV tầm xa này đang thu thập dữ liệu về căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa hồi tháng 4/2015.
Mới đây, Không quân Mỹ tuyên bố sẽ cho "về vườn" loại máy bay không người lái vũ trang MQ-1 Predator - vũ khí chính trong các cuộc không kích bằng UAV - vào năm 2018 và thay thế bằng loại UAV vũ trang MQ-9 Reaper.
Máy bay không người lái vũ trang MQ-1 Predator phóng tên lửa.
Một phát ngôn viên của Không quân Mỹ ngày 14/8 cho biết: "Lực lượng không quân hiện đang cho về hưu tất cả các máy bay không người lái MQ-1 Predator và hoàn tất việc chuyển sang sử dụng MQ-9 vào năm 2018".
Sau nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát, kế hoạch mới của Lầu Năm Góc cũng bao gồm việc tăng số lượng các cuộc không kích bằng máy bay không người lái. Kể từ năm 2004, các cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ đã sát hại từ 2.400 đến 4.000 người ở Pakistan.
Minh Châu (Theo The Diplomat)
Theo_Kiến Thức
Đô đốc Mỹ nói gì sau khi bay giám sát biển Đông? Ngày 18-7 vừa qua, đô đốc Mỹ Scott Swift đã tham gia một chuyến bay giám sát trên Biển Đông. Theo hãng tin Reuters, ông khẳng định đây là chuyến bay mang tính "thường kì" và nhấn mạnh lập trường của Mỹ ủng hộ quyền tự do di chuyển trong khu vực. Trả lời tại buổi họp báo ở Seoul ngày 20-7, chỉ...