Nhật Bản viết sách hướng dẫn ăn uống cho du khách
Ngôi trường chuyên dạy về đạo đức ở Nhật Bản đã ra mắt sách hướng dẫn ăn uống theo đúng văn hóa Nhật Bản, sau khi xảy ra nhiều trường hợp du khách ứng xử không phù hợp với văn hóa truyền thống của nước này, đặc biệt là khách Trung Quốc.
Ở Nhật, khi ăn, bạn không được vuốt tóc, không vừa nói vừa nhai và không gây ra tiếng ồn khi sử dụng dụng cụ ăn uống – Ảnh minh họa: Reuters
Ngôi trường chuyên dạy về đạo đức ở Nhật Bản, Ogasawara School, vừa cho ra mắt tập sách hướng dẫn nghi thức ăn uống đúng mực cho du khách nước ngoài, nhất là khách Trung Quốc, sau khi xảy ra nhiều trường hợp khách du lịch Trung Quốc gây điều tiếng xấu tại các nhà hàng Nhật Bản, theo Shanghaiist ngày 6.7.
Nghi thức ăn uống theo đúng truyền thống Nhật Bản được biên soạn như sau:
- Không cầm tay lên miệng của chén súp, khi ăn chỉ cần dùng một tay cầm ở phần thân dưới của chén súp. Không nên vừa húp nước và vừa ăn “cái” trong chén súp; tuyệt đối không đặt đũa vào chén súp đang dùng.
- Không bao giờ được liếm đũa, đó là điều tối kỵ ở Nhật Bản. Bạn chỉ được sử dụng từ 1 – 3 cm phần dưới của chiếc đũa khi ăn.
- Có nên đi vệ sinh trong bữa ăn? Câu trả lời là không! Người Nhật rất tôn trọng đầu bếp và họ chỉ đi vệ sinh trước và sau bữa ăn. Hơn nữa, khi ăn bạn không được vuốt tóc, không vừa nói vừa nhai và không gây ra tiếng ồn khi sử dụng dụng cụ ăn uống.
- Không đến trễ khi đã hẹn đặt chỗ và chỉ ăn khi mọi người (bạn bè của bạn) đã đến đầy đủ.
Vào tháng 4 vừa qua, một du khách người Trung Quốc đã bị từ chối đặt chỗ tại nhà hàng sushi đạt danh hiệu sao vàng do Michelin danh giá là nhà hàng Sushi Mizutani. Nhà hàng sushi chỉ có 10 chỗ này cho biết họ không phục vụ khách nước ngoài vì nhiều lần họ bị hủy đặt chỗ từ những vị khách ngoại quốc.
Năm ngoái, một sinh viên Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi khi yêu cầu “nấu sushi” tại nhà hàng sushi nổi tiếng nhất thế giới – Sukiyabashi Jiro ở Tokyo. Nhà hàng này từng xuất hiện trên màn ảnh thông qua bộ phim tài liệu Giấc mơ Sushi của Jiro.
Video đang HOT
Sau khi bị từ chối “nấu sushi”, sinh viên này đã đánh giá chất lượng kém cho nhà hàng trên mạng và phải nhận vô số lời chỉ trích từ cư dân mạng của hai nước.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Nhà cao tầng "lấn" nhà cổ Đường Lâm
Từ ngoài nhìn vào Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) khó nhận biết được đây là một ngôi làng di sản. Những nhà cổ có giá trị và những nhà xây dựng theo kiến trúc cũ thấp lè tè, lọt thỏm giữa những ngôi nhà mới kiên cố sáng sủa.
Quần thể làng cổ Đường Lâm vẫn đang được bảo vệ và quản lý việc xây dựng sửa chữa, để lưu giữ không gian văn hóa truyền thống làng quê Bắc Bộ mà không còn nhiều nơi giữ được. Song quần thể di sản ở đây không phải những hiện vật được lau chùi trưng bày trong bảo tàng, nó vẫn mang hơi ấm của con người, che chở cho nhiều thế hệ sinh sống.
Qua hàng trăm năm, người đông hơn, nhu cầu về tiện nghi sinh hoạt thay đổi đã tạo ra một hiệu ứng dây chuyền sửa chữa xây dựng nhà ở mới, cảnh quan của quần thể di tích làng cổ biến đổi, nảy sinh xung đột giữa lợi ích của người dân và chính sách bảo tồn. Người dân cần có một cuộc sống tốt trong ngôi nhà an toàn tiện nghi, chính sách lại cần nguyên trạng để bảo tồn không gian văn hóa.
Việc xin trả lại danh hiệu di sản của người làng Đường Lâm năm 2013 đã nói lên bài toán khó giải giữa bảo tồn và phát triển di tích.
Từ ngoài nhìn vào làng Đường Lâm có khá nhiều nhà đang được xây mới cải tạo, không thấy bóng dáng những ngôi nhà cổ.
Khu vực sân lớn đối diện với đình Mông Phụ là nhiều ngõ nhỏ dẫn vào thôn xóm, đây là một đầu mối giao thông lớn của cả làng.
Theo BQL di tích làng cổ Đường Lâm trong năm 2014 có 40 hộ xây nhà cao tầng mới.
Khu vực quy hoạch bảo tồn di tích làng cổ Đường Lâm bao gồm 5 thôn: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Cam Lâm, Đoài Giáp và một phần đồng ruộng thuộc xã Đường Lâm.
Theo quy hoạch thì nhà mái tôn, mái bằng, bồn nước inox bị loại bỏ và sẽ phải thay thế bằng phương án khác.
Nhà cũ nhà mới đan xen.
Ngôi nhà cổ 5 gian 2 dĩ của bà Dương Thị Lan đã tồn tại 375 năm. Hiện tại gia đình vẫn sinh sống và đồng thời là điểm du lịch tham quan.
Ngoài giá trị di sản về kiến trúc nhà gỗ thì Đường Lâm cũng còn nổi tiếng với vật liệu xây nhà bằng đá ong lâu đời.
Các ngôi nhà mới xây 2 tầng khang trang trên đường làng.
Bảo vệ cảnh quan di sản truyền thống luôn khó khăn bởi nhu cầu cuộc sống của người dân liên tục nảy sinh, trái ngược với sự bảo tồn nguyên trạng.
Cổng làng Đường Lâm bên cây đa hàng trăm năm tuổi.
Đình Mông Phụ được xây dựng trên khu đất cao nhất làng rộng khoảng 1.800 m2 hướng về phía Tây Nam.
Cánh đồng trên con đường vào làng Đường Lâm cũng nằm trong không gian di sản được quy hoạch bảo tồn.
Hữu Nghị
Theo Dantri