Nhật Bản viện trợ tài chính giúp các nước đang phát triển tăng khả năng phòng thủ
Ngày 5/4, Nhật Bản cho biết sẽ cung cấp viện trợ tài chính cho các quốc gia “cùng chí hướng” nhằm giúp những nước này tăng cường khả năng phòng thủ.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết khoản Hỗ trợ An ninh chính thức ( OSA) là viện trợ không hoàn lại, được thiết kế dựa trên các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược An ninh quốc gia được chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida cập nhật vào tháng 12/2022. Khoản viện trợ này được cấp cho các quốc gia đang phát triển và trong những lĩnh vực không nhận được vốn Hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA). Trong nhiều thập niên qua, Nhật Bản đã cấp vốn ODA cho các dự án xây dựng đường sá, đập và các công trình hạ tầng dân dụng.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết chương trình này nhằm giúp các quốc gia đang phát triển tăng cường năng lực giám sát hàng hải, trên không và ứng phó thảm họa, cũng như thúc đẩy các hình thức hỗ trợ nhân đạo và các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Video đang HOT
Nhật Bản có kế hoạch cung cấp OSA dựa trên các nguyên tắc về chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng, trong đó đặt ra các điều kiện nghiêm ngặt đối với xuất khẩu vũ khí.
Chính phủ của Thủ tướng Kishida đã dành 2 tỷ yen (15 triệu USD) trong ngân sách tài khóa 2023 (kết thúc tháng 3/2024) để tài trợ cho OSA.
Các nguồn tin của Chính phủ Nhật Bản cho biết Philippines, Malaysia, Bangladesh và Fiji có thể sẽ được cung cấp khoản viện trợ này.
Nhật Bản cam kết tăng cường khả năng phòng thủ trong 5 năm tới
Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính phủ Nhật Bản "đã đưa ra một loạt biện pháp cần thiết để tăng cường sức mạnh phòng thủ của nước này thông qua các mô phỏng rất thực tế."
Binh sỹ Mỹ tham gia cuộc tập trận chung với các thành viên lực lượng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tại Yamato, tỉnh Kumamoto, Tây Nam Nhật Bản, ngày 28/8/2022. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Ngày 26/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã cam kết tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước trong 5 năm tới sau khi chính phủ nước này đã cập nhật ba văn kiện quan trọng về quốc phòng vào cuối năm ngoái.
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp Học viện Quốc phòng ở thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa, phía Nam thủ đô Tokyo, Thủ tướng Kishida nói: "Chúng tôi sẽ củng cố hoàn toàn năng lực phòng thủ của đất nước trong 5 năm tới." Nhiệm vụ này "sẽ chỉ hoàn thành sau khi các biện pháp được nêu ra trong ba văn kiện về quốc phòng được triển khai thực hiện."
Theo Thủ tướng Kishida, chính phủ Nhật Bản "đã đưa ra một loạt biện pháp cần thiết để tăng cường sức mạnh phòng thủ của nước này thông qua các mô phỏng rất thực tế."
Trước đó, vào tháng 12/2022, nội các Nhật Bản đã thông qua các dự thảo sửa đổi ba văn bản quan trọng về quốc phòng, gồm bản cập nhật Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Quốc phòng và Chương trình Quốc phòng Trung hạn.
Trong chiến lược mới sửa đổi, chính phủ Nhật Bản khẳng định Nhật Bản đang phải đối mặt "với môi trường an ninh phức tạp và xấu nhất" kể từ Thế chiến Thứ hai. Vì vậy, việc phòng thủ tên lửa là chưa đủ để đối phó với "sự tăng cường đáng kể các lực lượng tên lửa" của các quốc gia láng giềng.
Xuất phát từ thực trạng đó, trong NSS, chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh nước này cần sở hữu năng lực "thực hiện các cuộc phản công hiệu quả vào lãnh thổ của kẻ thù như một biện pháp tự vệ tối thiểu."
Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản trong thời hậu chiến, vốn trước đó chỉ tập trung vào phòng vệ. Để tăng cường năng lực quốc phòng, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng hằng năm lên tương đương 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào tài khóa 2027./.
Nhật Bản nới lỏng hạn chế nhập cảnh với hành khách từ Trung Quốc Ngày 27/2, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno thông báo nước này sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế liên quan dịch COVID-19 đối với hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc, qua đó hủy bỏ yêu cầu xét nghiệm bắt buộc. Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay Narita, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời họp...