Nhật Bản viện trợ hơn 95 tỷ yên vốn ODA cho Việt Nam
Nguồn vốn vay này nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chiều 15/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, thay mặt Chính phủ Việt Nam và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada, thay mặt Chính phủ Nhật Bản đã ký công hàm về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam khoản ODA vốn vay đợt 1 năm tài khóa 2015 trị giá hơn 95 tỷ yên.
Khoản vốn vay ODA trên sẽ cung cấp giúp Chính phủ Việt Nam triển khai 4 chương trình, dự án, bao gồm: Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam, đoạn Đà Nẵng-Quảng Ngãi; Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Cảng Lạch Huyện, phần hạ tầng cảng và phần cầu đường; Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu chu kỳ 6.
Lễ ký công hàm trao đổi khoản ODA vốn vay của Chính phủ Nhật Bản đợt 1 tài khóa 2015
Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua. Vốn vay của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng lớn của Việt Nam; đặc biệt là về giao thông, điện lực…
Video đang HOT
Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ ODA của Nhật Bản và cho biết vốn ODA của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế Việt Nam. Bộ trưởng chia sẻ, trong những năm tới vẫn mong muốn Nhật Bản hỗ trợ ODA cho Việt Nam.
Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam đạt mức kỷ lục 2,5 tỷ USD
VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị cấp cao tổ chức tại Malaysia.
Như vậy, kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1992, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam. Tính lũy kế cho đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 2.600 tỷ yên./.
Cẩm Tú
Theo_VOV
Gần 30.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng giao thông Vùng Tây Bắc
Việc đầu tư hoàn thành khoảng 42 công trình, dự án giao thông quan trọng đã phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khu vực này.
Theo Bộ GTVT, từ năm 2010 - 2015 đã đầu tư hoàn thành khoảng 42 công trình, dự án đường bộ quan trọng, cấp bách phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung với tổng nguồn vốn huy động gần 30.000 tỷ đồng.
Một số dự án giao thông quan trọng đã được đưa vào khai thác trong giai đoạn này như các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ. Bộ GTVT cũng triển khai nâng cấp cải tạo nhiều tuyến đường sắt cũng như hoàn thành thực hiện nâng cấp tuyến vận tải thủy. Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và cứng hóa được khoảng 87.419 km đường giao thông nông thôn, xây dựng mới và sửa chữa tổng số 1.609 cầu.
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai rút ngắn thời gian lưu thông đến các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. (Ảnh: Internet)
Sự phát triển nhanh của kết cấu hạ tầng giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hành khách, hàng hóa trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc thông suốt, nhanh chóng. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết tháng 6/2015 tổng khối lượng vận tải toàn Vùng đạt khoảng 404 triệu lượt khách và 506,5 triệu tấn hàng hóa, tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt đạt 5,56%/năm đối với hành khách và 10,10%/năm đối với hàng hoá.
Dự kiến trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ GTVT sẽ triển khai 19 dự án đường bộ với tổng mức đầu tư dự kiến là 47.948 tỷ đồng; Tiếp tục nghiên cứu, huy động các nguồn vốn để triển khai nâng cấp, xây dựng mới đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên theo quy hoạch được duyệt.
Triển khai kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT và có ngân sách nhà Nước hỗ trợ 2 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến 5.290 tỷ đồng, bao gồm việc nâng cấp tuyến sông Thao từ Việt Trì - Yên Bái và Yên Bái - Lào Cai; Triển khai 4 dự án xây dựng, nâng cấp, sửa chữa sân bay Điện Biên, Nà Sản, Lai Châu và Lào Cai tiếp tục rà soát để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực vận tải. Chú trọng triển khai quyết liệt việc tái cơ cấu vận tải khu vực Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng và trong toàn ngành nói chung. Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án kết nối các phương thức vận tải để giảm tải cho đường bộ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động./.
PV
Theo_VOV
Thứ trưởng Bộ Công Thương "mách nước" thu hút đầu tư nước ngoài cho Yên Bái Phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Yên Bái diễn ra chiều 21/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định, Yên Bái có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, tuy nhiên cần chú trọng tới một số yếu tố như nguồn nhân lực, môi trường đầu tư... Hội nghị xúc tiến đầu...