Nhật Bản: Vật thể bay của Triều Tiên có thể đã rơi xuống biển
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 17/1 cho rằng vật thể bay mà Triều Tiên phóng đi trước đó cùng ngày, dường như là một tên lửa đạn đạo, có thể đã rơi xuống biển.
Tuy nhiên, JCG chưa xác định được vị trí rơi của vật thể này.
Vụ phóng thử tên lửa siêu vượt âm do Viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên thực hiện tại một địa điểm chưa xác định (ảnh do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA phát ngày 12/1/2022). Ảnh: Yonhap/TTXVN
Hiện các cơ quan chức năng Nhật Bản đang phân tích thông tin vụ phóng mới nhất này.
Video đang HOT
Trước đó, truyền thông Hàn Quốc dẫn lời quân đội nước này cho biết sáng 17/1, Triều Tiên đã phóng một vật thể bay ra vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên . Đây là vụ phóng thứ 4 của Bình Nhưỡng từ đầu năm tới nay.
Bí ẩn vụ Mỹ dừng loạt chuyến bay khi Triều Tiên phóng tên lửa siêu vượt âm
Mỹ xác nhận đã cho tạm dừng hàng loạt chuyến bay trong vòng hơn 10 phút, trùng thời điểm Triều Tiên phóng thử tên lửa siêu vượt âm, động thái khiến giới quan sát đặt ra nhiều thắc mắc.
Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sáng sớm 11/1 giờ địa phương (Ảnh: Yonhap).
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) ngày 11/1 phát đi thông báo: "Để đề phòng, FAA đã tạm dừng các chuyến bay tại một số sân bay dọc Bờ Tây vào tối 10/1 (giờ địa phương). Các chuyến bay được nối lại trong vòng chưa đầy 15 phút. FAA thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Chúng tôi đang xem xét quy trình xung quanh việc phát lệnh tạm dừng bay này".
Thông báo của FAA diễn ra sau khi nhiều phi công Mỹ nhận được lệnh cấm bay trong một thời gian ngắn vào thời điểm nói trên. Tuy nhiên, FAA không nêu rõ lý do chi tiết vì sao họ đưa ra quyết định cấm bay bị giới quan sát đánh giá là "bí ẩn" và "bất thường".
Triều Tiên vào sáng sớm 11/1 (giờ địa phương) đã phóng thử một tên lửa siêu vượt âm ra khu vực biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) ngày 11/1 xác nhận, họ đã phát đi thông báo về việc Triều Tiên phóng đi một tên lửa trước khi FAA phát đi lệnh trên.
Theo The Drive, thông báo của FAA đã gây tò mò khi một số đoạn ghi âm được công khai trên mạng internet về các cuộc trao đổi giữa không lưu và phi công cho thấy lệnh dừng bay này không chỉ giới hạn ở khu vực Bờ Tây của lục địa Mỹ. Ví dụ, các phi công ở Honolulu, Hawaii cũng nhận được chỉ dẫn tương tự.
Ngoài ra, một phi công bay tới Yuma, Arizona, khu vực nằm sâu 200 km so với khu vực Bờ Tây, cho biết thông báo từ FAA được mô tả như "lệnh dừng bay cấp độ toàn quốc". Thêm vào đó, lệnh dừng bay cũng không chỉ ảnh hưởng tới việc máy bay khởi hành, khi một số phi công nhận được chỉ thị phải hạ cánh máy bay sớm nhất có thể. Tại Burbank, California, một số nhân viên kiểm soát không lưu dường như đã nhắc tới "mối đe dọa an ninh quốc gia".
Phía NORAD cho hay, quy trình làm việc của họ thường là phát hiện tên lửa và xác định xem nó có gây ra mối đe dọa với lục địa Mỹ hay không. Trong khi đó, FAA có liên lạc viên thường trực hoạt động ở trụ sở của NORAD nên họ sẽ nắm được nhanh chóng các thông tin cần thiết về các vấn đề có liên quan.
Câu hỏi được giới quan sát đặt ra là vì sao FAA lại có quyết định như vậy khi cả phía Mỹ và Hàn Quốc đều nhanh chóng xác nhận rằng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên không gây ra mối đe dọa tới lãnh thổ của 2 nước. The Drive đặt câu hỏi rằng, liệu có một thông tin nào khác, hay một diễn biến nào đó chưa được biết tới đã ảnh hưởng tới quyết định của FAA hay không vì đây thực sự là một động thái khá hiếm gặp từ cơ quan Mỹ.
Nhật Bản tính phát triển vũ khí từ trường hạ gục tên lửa siêu vượt âm Nhật Bản được cho đang tính phát triển vũ khí từ trường có thể ngăn chặn tên lửa siêu vượt âm, trong bối cảnh các nước trong khu vực như Trung Quốc, Nga đang tăng tốc phát triển các khí tài này. Hình ảnh do Triều Tiên công bố về vụ thử vũ khí mà họ tuyên bố là tên lửa siêu vượt...