Nhật Bản ưu tiên cung cấp thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ
Tờ “ Thế giới quốc phòng” Ấn Độ vừa đăng tải một thông tin làm mọi người hết sức bất ngờ, Tập đoàn chế tạo máy bay Shin Meiwa của Nhật đang hoàn tất kế hoạch cung cấp thủy phi cơ trinh sát US-2 cho hải quân Ấn Độ.
Vừa qua, Nhật Bản đã gây sốc khi tiết lộ đã hoàn tất thử nghiệm vũ khí chủ lực của “Lực lượng đặc biệt Senkaku” trong tương lai là loại thủy phi cơ US-2. Đây là loại máy bay tuần tiễu đa năng nhưng mạnh nhất là chức năng trinh sát chống ngầm, sẽ trở thành “mắt thần giám sát Senkaku” của hải quân Nhật Bản trong tương lai mà Nhật Bản đã âm thầm phát triển trong hàng chục năm trời.
Giám đốc chi nhánh Ấn Độ của Tập đoàn Shin Meiwa cho biết, tuy hiện nay chưa hình thành khung cạnh tranh chính thức nhưng dự án máy bay công nghệ cao của Nhật Bản rất có tính khả thi, những công nghệ tiên tiến của US-2 hoàn toàn đáp ứng yêu cầu cạnh tranh không những trong thời điểm hiện tại mà cả tương lai xa hơn. Hơn nữa, phương thức giao dịch của hợp đồng bằng hình thức trao đổi (bên bán không nhận tiền mà nhận lại hàng hóa có giá trị tương đương) không phải là gánh nặng cho Shin Meiwa mà lại chính là cơ hội cho Tập đoàn. Không rõ phương thức trao đổi của hợp đồng như thế nào nhưng chắc chắn nó sẽ làm hài lòng cả bên bán và bên mua.
US-2 được đánh giá cao hơn cả CL-415 của Canada và Be-200 của Nga
Video đang HOT
US-2 được Viện nghiên cứu chế tạo máy thuộc Tập đoàn Shin Meiwa phát triển trên cơ sở của máy bay tuần tiễu chống ngầm US-1A. US-2 có tầm hành trình 4700km, bán kính tác chiến 2200km; trọng lượng cất cánh tối đa trên mặt đất 47,7 tấn, mặt nước là 43 tấn; trần bay 6km với vận tốc 560km/h; có khả năng hoạt động trong điều kiện biển động mạnh, sóng cao 3m.
Hệ thống thiết bị trên máy bay có trình độ tự động hóa rất cao, hệ thống thông tin sử dụng các thiết bị trên dải sóng cao tần, rất cao tần và siêu cao tần (HF/VHF/UHF); hệ thống dẫn đường sử dụng phương thức hỏi/đáp thông tin vệ tinh 2 chiều (ARQ), thiết bị định vị toàn cầu GPS, thiết bị dẫn đường quán tính; hệ thống trinh sát sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu, thiết bị quan sát hồng ngoại ban đêm và hệ thống radar đa nhiệm “Sea King” do công ty Thomson/DASA sản xuất đảm bảo máy bay có thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ: tìm kiếm, cứu hộ; tuần tiễu và trinh sát chống ngầm.
US-2 thiết kế hệ thống điều khiển chiều dọc, tích hợp buồng lái kiểu tăng áp và hệ thống bảng điều khiển; chính vì sử dụng các thiết bị có khả năng tự động hóa cao nên US-2 đã giảm số lượng nhân viên từ 3 (US-1A) xuống còn 2 người, được đánh giá là có tính năng tiên tiến hơn một số loại thủy phi cơ hiện đại trên thế giới như: CL-415 của Canada và Be-200 của Nga. Chỉ xét riêng về tính năng, US-2 đã có khả năng thắng thầu rất lớn.
US-2 sẽ được cung cấp cho Ấn Độ theo giá ưu đãi?
Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất là Nhật Bản đã có ý định cung cấp loại máy bay này cho Ấn Độ từ rất lâu, trước khi hoàn tất công tác thử nghiệm tính năng của US-2. Tờ “Thế giới quốc phòng” tiết lộ, ngay từ năm 2011, Chính phủ Nhật Bản đã phê chuẩn giấy phép toàn cầu cho Tập đoàn Shin Meiwa tham gia gói thầu mua sắm máy bay tuần tiễu của hải quân Ấn Độ.
Không rõ trong gói thầu này Ấn Độ sẽ trao đổi gì với Nhật Bản nhưng hiện Shin Meiwa đã lên một kế hoạch hết sức hấp dẫn đối với người Ấn Độ. Họ sẽ cho phép một số nhà chế tạo và Viện nghiên cứu Ấn Độ cùng tham gia (ví dụ như: Viện lí thuyết công nghệ Ấn Độ), thậm chí còn đang xem xét khả năng sẽ tiến hành sản xuất và lắp ráp tại Ấn Độ. Dù thế nào đi nữa, điều này cũng thể hiện rõ thiện ý và sự ưu tiên của Tokyo đối với New Dehli, điều mà ngay cả những đồng minh thân thiết cũng chưa chắc đã làm được.
Theo ANTD
Tìm lối thoát cho vấn đề Senkaku/Điếu Ngư
Ngày 19-2, ông Shinsuke Sugiyama, Vụ trưởng Vụ châu Á và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tới Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Ông Sugiyama dự kiến sẽ có cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc nhằm thảo luận về vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - tâm điểm tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ảnh: Guardian
Trong chuyến thăm lần này, ông Sugiyama dự kiến sẽ nêu quan ngại của Chính phủ Nhật Bản về việc một tàu chiến Trung Quốc chĩa radar điều khiển hỏa lực vào một tàu khu trục Nhật Bản trên Biển Hoa Đông hôm 30-1, hành động mà theo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là "khiêu khích" và "nguy hiểm".
Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này sẽ không công bố bằng chứng vụ tàu chiến Trung Quốc chĩa radar vào tàu Nhật. Tokyo lo ngại tình báo nước ngoài có thể lợi dụng chúng để tìm hiểu về những bí mật quân sự của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản. Mặc dù Nhật khẳng định nước này có đầy đủ bằng chứng về vụ việc trên, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản bác, đồng thời cáo buộc Nhật Bản "đưa thông tin giả mạo". Bắc Kinh cho biết, tàu chiến nước này sử dụng radar giám sát chứ không phải radar điều khiển hỏa lực. Liên quan đến vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc ngày 18-2 đã lên tiếng phản đối động thái của Nhật nhằm đề nghị UNESCO công nhận Senkaku/Điếu Ngư là di sản thiên nhiên thế giới, cho rằng hành động này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Chiều nay 20-2, phái viên cao cấp của Nhật Bản Shinsuke Sugiyama dự kiến sẽ có cuộc gặp với ông Vũ Đại Vĩ, đại diện đặc biệt của Trung Quốc về vấn đề bán đảo Triều Tiên để thảo luận vụ thử hạt nhân mới đây của Triều Tiên. Một số nhà quan sát cho rằng, những bất đồng lãnh thổ có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong vấn đề Triều Tiên.
Cũng liên quan đến vấn đề Triều Tiên, ngày 18-2, Trung Quốc đã phủ nhận thông tin đăng tải trên hãng tin Reuters rằng CHDCND Triều Tiên đã thông báo cho Bắc Kinh về kế hoạch thực hiện các vụ thử hạt nhân tiếp theo. Ông Hồng Lỗi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này phản đối bất kỳ hành động nào có thể làm căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Theo ANTD
Lộ diện vũ khí bí mật của "Lực lượng đặc biệt Senkaku" Từ lâu, Nhật đã âm thầm phát triển một loại thủy phi cơ tiên tiến nhất thế giới để giám sát Senkaku/Điếu Ngư. Loại thủy phi cơ này có tính năng vượt trội so các loại thủy phi cơ săn ngầm tiên tiến mà một số nước châu Á đang sử dụng như: Be-200 của Nga, CL-415 của Canada... Theo tin của "Japan...