Nhật Bản tung bằng chứng chủ quyền ở Senkaku/Điếu Ngư
Bộ Ngoại giao Nhật Bản vừa tung ra tấm bản đồ năm 1969 của Trung Quốc trong đó quần đảo Senkaku/Điếu Ngưđược gọi theo tên tiếng Nhật, đồng thời khẳng định đây là bằng chứng cho thấy chủ quyền của Nhật tại quần đảo này, theo Kyodo News ngày 17.3.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhìn từ trên cao – Ảnh: AFP
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát, tuy nhiên phía Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Nhật Bản gọi quần đảo này là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong tấm bản đồ được xuất bản năm 1969 của Chính phủ Trung Quốc, tên của quần đảo được gọi theo tiếng Nhật là Senkaku. Tấm bản đồ này là một bằng chứng ủng hộ cho tuyên bố của Nhật Bản rằng quần đảo từ trong lịch sử đã được coi là lãnh thổ của Nhật Bản.
Kyodo News cho hay trong bản chụp tấm bản đồ được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Nhật hôm 16.3, hòn đảo lớn nhất cũng được nêu bằng tên tiếng Nhật là đảo Uotsuri.
Video đang HOT
Một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản khẳng định: “Chính giới chức Trung Quốc đã lập ra tấm bản đồ này. Bằng chứng này là quá đủ để chứng minh việc Trung Quốc coi quần đảo này là lãnh thổ của Nhật Bản”, theo Kyodo News.
Bên cạnh việc đăng tải tấm bản đồ, Bộ Ngoại giao Nhật Bản còn nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã công nhận những cái tên bằng tiếng Nhật của các hòn đảo này trước khi bắt đầu tranh chấp chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư từ những năm 1970.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Có thêm bằng chứng gây tranh cãi về động cơ giết ông Nemtsov ?
Những suy đoán về việc các tổ chức Hồi giáo cực đoan ra tay hãm hại lãnh đạo đảng đối lập ở Nga Boris Nemtsov vấp phải bằng chứng cho thấy điều ngược lại: Nghi phạm đã nhắm Nemtsov trước vụ Charlie Hebdo.
Thêm bằng chứng mâu thuẫn xung quanh lời khai của nghi phạm Dadayev - Ảnh: Reuters
Trong bài viết ngày 12.3, trang web chuyên đăng tải tin tức về Nga Russia Beyond The Headlines dẫn đoạn băng từ camera giám sát của nhật báo Nga Moskovsky Komsomolets, qua đó cho biết kẻ tẩu thoát sau khi bắn ông Nemtsov đã nhắm đến ông từ trước.
Đoạn băng ấy ghi lại cảnh chiếc xe bắn ông Nemtsov và xác định một trong số nghi phạm là Zaur Dadayev, theo hãng tin Russia Today. Mặc dù vậy, Moskovsky Komsomolets trong bài viết sau đó tiết lộ Dadayev đã "từng xuất hiện thường xuyên trước nhà ông Nemtsov từ đầu tháng 9.2014".
Chi tiết này mâu thuẫn với thông tin trước đó cho rằng Dadayev đã khai giết ông Nemtsov vì "những bình luận tiêu cực của Nemtsov về đạo Hồi".
Theo đó, nếu Dadayev thù hằn với Nemtsov vì những bình luận của chính trị gia này về tội ác của các tổ chức Hồi giáo cực đoan trong vụ thảm sát ở tạp chí Charlie Hebdo, thì mọi thứ không hợp lý về mặt thời gian.
Vụ Charlie Hebdo diễn ra vào tháng 1.2015, trong khi như đã nói nghi phạm Dadayev đã lảng vảng gần nhà Nemtsov từ tận tháng 9.2014.
Trang tin tức Nga RBC Daily cũng dẫn lời người mẹ của nghi phạm cho biết con trai bà không phải một kẻ có khả năng giết người chỉ vì tôn giáo.
"Nó không phải kẻ cuồng tín", Moskovsky Komsomolets dẫn lời mẹ của Dadayev nói với RBC Daily.
"Zaur (Dadayev) không phải một đứa công khai mức độ sùng bái của mình", bà nói thêm.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Trung Quốc rúng động vụ minh oan án tử hình 18 năm trước Hãng tin AFP cho hay, một thanh niên Trung Quốc đã bị tử hình cách đây 18 năm vì tội hiếp dâm và giết người vừa được tòa án tuyên bố hoàn toàn vô tội. Hôm nay (15/12), Tòa phúc thẩm tại Khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc chính thức kết luận bản án dành cho Hugjiltu, 18 tuổi, sống tại...