Nhật Bản trừng phạt thêm 90 cá nhân, tổ chức của Nga và Belarus
Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 5/7 thông báo Chính phủ nước này đã bổ sung 90 cá nhân và tổ chức của Nga và Belarus vào danh sách trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Trụ sở một ngân hàng tại Saint-Petersburg, Nga. Ảnh minh họa. AFP/TTXVN
Cụ thể, gói trừng phạt mới bao gồm việc phong tỏa tài sản của những người liên quan trực tiếp đến “tình hình bất ổn ở miền Đông Ukraine”. Ngoài ra, Nhật Bản còn công bố lệnh cấm xuất khẩu sang nước này đối với 65 tổ chức của Nga và 25 tổ chức của Belarus, đồng thời áp đặt lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Liên bang Nga.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, từ ngày 5/9, việc cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng Nga cũng bị cấm, trong đó có dịch vụ ủy thác, dịch vụ kế toán/kiểm toán và dịch vụ tư vấn quản lý.
Trong một diến biến khác, Belarus ngày 5/7 cho biết đã phong tỏa cổ phần nước ngoài tại 190 công ty của nước này, gồm EPAM Systems và Lukoil Belarus, nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Một sắc lệnh công bố trên trang thông tin chính thức của Quốc hội cho biết các cổ đông từ các nước có hành động không thân thiện với các thực thể hợp pháp hoặc cá nhân của Belarus sẽ bị cấm ra quyết định đối với cổ phần của mình” trong các công ty của Belarus.
Ukraine nêu danh sách các điều kiện để nối lại đàm phán hòa bình với Nga
Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine đã phản hồi trước những tuyên bố của điện Kremlin về việc nối lại đàm phán bằng cách cung cấp danh sách các điều kiện để Ukraine sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán một lần nữa.
Ông Podolyak đã viết trên Twitter các điều kiện trên bao gồm: "Lệnh ngừng bắn. Nga rút quân. Trao trả dân thường bị bắt cóc. Dẫn độ tội phạm chiến tranh. Thiết lập cơ chế bồi thường. Công nhận chủ quyền của Ukraine".
Quan chức Ukraine cũng nhận định: "Phía Nga biết rõ những yêu cầu này".
Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine. Ảnh: Ukrinform
Trước đó, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Ukraine "phải hiểu rõ những điều kiện của Nga, nhất trí với chúng, ngồi vào bàn đàm phán và ký thỏa thuận".
Ông Peskov cũng nhận định, Mỹ và các đồng minh vẫn quan tâm đến cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời cáo buộc các nước phương Tây đã ngăn cản chính quyền Kiev suy nghĩ về bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Moscow và Kiev đã bắt đầu đàm phán hòa bình chỉ 4 ngày sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2. Các bên đã trải qua một số vòng đàm phán trực tiếp ở Belarus và sau đó đàm phán trực tuyến. Cuối tháng 3, phái đoàn Nga và Ukraine đã gặp nhau một lần nữa ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, kể từ đó, các cuộc trao đổi đã hoàn toàn dừng lại bởi phía Ukraine khẳng định nước này chỉ quay trở lại bàn đàm phán khi ở một "vị thế đàm phán mạnh hơn". Hồi tháng 4, Tổng thống Putin cáo buộc Kiev khiến quá trình đàm phán rơi vào bế tắc. Ông Peskov cho biết vào thời điểm đó, Nga đã chuyển cho Ukraine một dự thảo thỏa thuận và chờ đợi phản hồi.
Vào tháng 6, người đứng đầu đoàn đàm phán Ukraine David Arakhamia nhận định Kiev tin là nước này có thể đạt được "vị thế đàm phán thuận lợi hơn" vào cuối tháng 8 sau khi tiến hành "các chiến dịch phản công ở một số khu vực"./.
Belarus khẳng định xây dựng thành công quốc gia có chủ quyền Phát biểu nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh CH Belarus (3/7/1991 - 3/7/2022), ngày 3/7, Tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố người dân Belarus xây dựng thành công quốc gia có chủ quyền của mình với sức mạnh nằm ở sự đoàn kết và tinh thần yêu nước. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Trung...