Nhật Bản trục xuất những người bị từ chối đơn xin tị nạn nhiều lần
Quy định nhập cư mới của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 10/6, trong đó giới hạn số lần công dân nước ngoài nộp đơn xin tị nạn và cho phép nước này trục xuất những người đã bị từ chối nhiều lần.
Cư dân nước ngoài xếp hàng tại Cục nhập cư khu vực Tokyo. Ảnh: asia.nikkei.com
Theo Đạo luật Công nhận người tị nạn và kiểm soát nhập cư sửa đổi, những người đã nộp từ 3 đơn xin tị nạn trở lên có nguy cơ bị trục xuất nếu không đưa ra được căn cứ hợp lý và thuyết phục cho việc họ ở lại.
Trước đây, Nhật Bản không thể trục xuất một công dân nước ngoài đang chờ xử lý đơn xin tị nạn. Tuy nhiên, những thay đổi trên được thực hiện sau khi Tokyo thấy rằng hệ thống này đang bị lạm dụng để nhiều người tìm cách ở lại Nhật Bản.
Video đang HOT
Cũng theo đạo luật trên, những người xin tị nạn được phép cư trú bên ngoài các cơ sở nhập cư, dưới sự giám sát của các thành viên gia đình hoặc những người bảo trợ.
Năm 2023, tổng cộng 13.823 người xin tị nạn ở Nhật Bản, trong đó 303 người đã cấp quy chế tị nạn, mức cao kỷ lục. Trong số này có 5 người đã nộp đơn nhiều lần.
Số người xin tị nạn bắt đầu đã tăng lên nhanh chóng kể từ năm 2022, khi nước này dần dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới liên quan đến dịch COVID-19, và con số này trong năm 2023 ở mức cao thứ hai từ trước đến nay. Tuy nhiên, quốc gia châu Á này vẫn thua xa các quốc gia phát triển khác như Mỹ và một số nước châu Âu, thường chấp nhận trên 10.000 người xin tị nạn mỗi năm.
Nhật Bản đăng ký tất cả cư dân nước ngoài vào hệ thống lương hưu quốc gia
Theo phóng viên TTXVN Tokyo, Nhật Bản có kế hoạch đăng ký tất cả người nước ngoài mới chuyển đến nước này vào chương trình lương hưu công đến tháng 10/2024, nhằm tăng cường các yêu cầu và củng cố nền tảng cho sự ổn định xã hội lâu dài.
Hành khách làm thủ tục tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo số liệu của chính phủ, có hơn 3 triệu người nước ngoài sống ở Nhật Bản, con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Việc đăng ký tham gia chương trình hưu trí sẽ tạo nền tảng kinh tế cho người nước ngoài tiếp tục sống ở Nhật Bản khi về già.
Hiện tại, những người trong độ tuổi từ 20 đến 59 cư trú tại Nhật Bản phải đăng ký tham gia hệ thống lương hưu quốc gia bất kể quốc tịch. Những người nước ngoài chuyển đến Nhật Bản sẽ được giải thích khi họ làm thủ tục đăng ký địa chỉ tại văn phòng chính quyền địa phương, nhưng một số không đăng ký được mặc dù có yêu cầu.
Kết quả khảo sát năm 2019 cho thấy tỷ lệ người nước ngoài sống ở Nhật Bản không đăng ký hệ thống này là 4,4%, cao hơn nhiều so với mức 0,1% của người Nhật cùng độ tuổi. Số người không đăng ký này được cho là bao gồm sinh viên quốc tế và những người tự kinh doanh, cũng như thực tập sinh kỹ thuật mà nơi làm việc không đăng ký họ vào hệ thống lương hưu của người lao động.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ sửa đổi hệ thống của Dịch vụ Hưu trí Nhật Bản và thu thập dữ liệu từ sổ đăng ký cư trú trên toàn quốc để truy cập thông tin về những người mới nhập cư vào nước này. Những người không thể xác nhận đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được yêu cầu đăng ký vào hệ thống. Nếu không có phản hồi, Dịch vụ Hưu trí sẽ tự động đăng ký họ.
Cùng với các biện pháp dành cho người nhập cư mới, cơ quan chức năng Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút tất cả mọi người trong nước đăng ký. Những người không đăng ký sẽ không thể được nhận trợ cấp khi họ bước sang tuổi 65, trong khi người khuyết tật cũng vậy.
Dân số người nước ngoài ở Nhật Bản đang tăng lên. Theo Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia, con số này dự kiến sẽ đạt 4,2 triệu người vào năm 2030 và 7,29 triệu vào năm 2050.
Người lao động nước ngoài tại Nhật Bản cũng sẽ tham gia vào hệ thống lương hưu công cộng. Đối với các quốc gia đã ký thỏa thuận an sinh xã hội với Nhật Bản, người nước ngoài có kế hoạch làm việc tại Nhật Bản dưới 5 năm sẽ được miễn trừ. Nhóm này sẽ tiếp tục đóng phí bảo hiểm lương hưu công cộng cho đất nước của họ. Năm 2019, chính phủ yêu cầu tất cả mọi người từ 20 tuổi trở lên, không phân biệt quốc tịch, sống ở Nhật Bản phải đăng ký vào hệ thống lương hưu công.
Đức thắt chặt quy định về tị nạn Ngày 18/1, Quốc hội Đức đã thông qua các quy định hạn chế mới đối với người xin tị nạn, hợp thức hóa quy trình trục xuất trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng người xin tị nạn gia tăng mạnh. Người di cư chờ làm thủ tục đăng ký cư trú tại...