Nhật Bản trở thành nước đóng góp lớn thứ hai cho COVAX
Tại hội nghị cấp cao về tài trợ cho COVAX – cơ chế chia sẻ vaccine do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng – ngày 2/6, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tuyên bố sẽ cung cấp thêm 800 triệu USD để hỗ trợ công tác phân phối vaccine ngừa COVID-19 công bằng trên thế giới, qua đó trở thành nước đóng góp lớn thứ hai cho cơ chế này.
Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế COVAX được chuyển tới Tunis, Tunisia, ngày 16/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tuyến do Thủ tướng Suga, Chủ tịch Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) José Manuel Barroso và Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đồng chủ trì, với sự tham dự của Tổng Thư lý Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các tổ chức quốc tế như WHO, Quỹ từ thiện Bill Gates, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cùng lãnh đạo, bộ trưởng của khoảng 40 nước…
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Suga cam kết Nhật Bản tài trợ thêm 800 triệu USD, ngoài khoản đóng góp 200 triệu USD trước đó cho cơ chế COVAX, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết và mở rộng hơn nữa mức độ đóng góp cho cơ chế COVAX phục vụ việc phân phối vaccine một cách công bằng trên phạm vi toàn cầu, thiết thực ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Thủ tướng Suga cũng cho biết Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua chiến lược dài hạn về phát triển và sản xuất vaccine nội địa và nếu thuận lợi, Tokyo có thể cung cấp 30 triệu liều vaccine cho COVAX trong thời gian tới.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi cũng bày tỏ mong đợi sự tăng cường hợp tác hơn nữa giữa các nước, giữa các cơ quan, đặc biệt là các đối tác thuộc khu vực tư nhân và hợp tác với cơ chế COVAX để thúc đẩy công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở mỗi quốc gia. Bên cạnh việc đóng góp tài chính, Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ về thiết bị công nghệ, vốn là thế mạnh của nước này, nhất là công nghệ bảo quản lạnh phục vụ công tác tiêm chủng vaccine tại các nước đang phát triển.
Chủ tịch GAVI Jose Manuel Barroso cho biết với các cam kết mới đạt được tại hội nghị lần này, tổng giá trị cam kết đóng góp của quốc tế dành cho COVAX đạt gần 9,6 tỷ USD, vượt mục tiêu 8,3 tỷ USD đề ra ban đầu. Trong đó, Nhật Bản với tổng mức cam kết đóng góp 2 lần tổng cộng 1 tỷ USD, trở thành nước đóng góp lớn thứ hai cho cơ chế COVAX sau Mỹ với 2,5 tỷ USD và xếp trên Đức với 971 triệu USD và Anh với 735 triệu USD.
COVAX được 'tiếp sức' thêm 2,4 tỉ USD để phân phối vắc xin ngừa COVID-19
Hôm nay 2-6, hàng chục nước đưa ra các cam kết mới về tiền đóng góp cho cơ chế phân phối vắc xin công bằng COVAX. Nhờ vậy, COVAX có thêm gần 2,4 tỉ USD để tăng lượng vắc xin cung cấp cho các nước nghèo.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 của Sinovac (Trung Quốc), vắc xin được WHO phê duyệt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, cho người dân ở thành phố San Juan, Metro Manila, Philippines, ngày 2-6-2021 - Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Reuters, các cam kết được đưa ra tại hội nghị trực tuyến do Nhật Bản và Liên minh vắc xin GAVI, cơ quan lãnh đạo cơ chế phân phối vắc xin công bằng COVAX cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.
Các nước tham gia đều hành động thể hiện cam kết của mình, số tiền đóng góp có thể từ 2.500 USD như trường hợp của đảo quốc Mauritius hay lên đến hàng trăm triệu USD. Với 2,4 tỉ USD mới nhận được, hiện tổng số tiền mà các quốc gia trên thế giới đóng cho COVAX là 9,6 tỉ USD.
Úc đóng góp thêm 50 triệu USD, nâng tổng số tiền quốc gia này góp vào quỹ COVAX là 130 triệu USD. Canada, Thụy Điển, Áo, Thụy Sĩ, Luxembourg cũng cam kết các khoản đóng góp thêm. Tây Ban Nha góp 15 triệu liều vắc xin và 61 triệu USD.
Mỹ không đưa ra cam kết tài trợ mới nhưng cho đến nay, quốc gia này đã hứa đóng góp 2 tỉ USD trong năm nay và 2 tỉ USD trong năm tới cho COVAX.
Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cam kết đóng góp 800 triệu USD tại hội nghị, và gọi kết quả chung cuộc là "một bước tiến cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa" trong tiếp cận vắc xin công bằng.
Cơ chế COVAX đã phân phối 77 triệu liều vắc xin cho 127 quốc gia trên thế giới và đặt mục tiêu sẽ tăng tốc cung ứng 1,8 tỉ liều để tiêm cho 30% dân số ở các nước nghèo.
Tại hội nghị, tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus nhắc lại lo ngại từ lâu của ông là trong khi các nước phương Tây đã tiêm vắc xin cho một tỉ lệ khá cao người dân thì nhân viên y tế ở những nơi như châu Phi vẫn chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Chủ tịch nước đề nghị Tổng thống Mỹ hỗ trợ vaccine Covid-19 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư đến Tổng thống Mỹ Joe Biden, đề nghị tăng cường hợp tác nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ vacccine Covid-19. Trong thư gửi Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho hay dịch Covid-19 ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đang diễn biến...