Nhật Bản triển khai “sát thủ diệt hạm” mới nhất đối phó Trung Quốc
Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) dự định trang bị hệ thống tên lửa chống hạm tiên tiến nhất Type 12 ở Hoa Đông nhằm đối phó với Trung Quốc
Trang mạng Japan News Network (JNN) cho biết thêm rằng, hệ thống tên lửa chống hạm tiên tiến trên sẽ được điều tới một đơn vị của Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) gần đảo Kyushu – phía tây nam biển Hoa Đông.
Bệ phóng tự hành của hệ thống tên lửa chống tàu Type 12.
Trước đó, JGSDF đã cử một loạt hệ thống tên lửa đối hạm Type 88 tới cảng Hirara thuộc đảo Miyako ngày 6/6. Miyako là một phần thuộc tỉnh Okinawa và có vị trí nằm gần nhất với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Mục tiêu của quyết định điều động này là nhằm ngăn chặn các chiến hạm của Trung Quốc có ý định phát động một cuộc tấn công nhằm giành quyền kiểm soát các đảo tranh chấp trên Hoa Đông.
Video đang HOT
Chưa kể, tháng 12/2013, JGSDF cũng tiến hành cuộc diễn tập trên đảo Miyako với mục tiêu huấn luyện cho các binh sĩ làm quen với việc sử dụng hệ thống tên lửa đối hạm Type 88 trong trường hợp tàu chiến Trung Quốc xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Nhật Bản.
Tuy nhiên, nhận thấy còn nhiều thiếu sót trong hệ thống tên lửa này, vì thế JGSDF có kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa tiên tiến nhất của họ là Type 12 tới tỉnh Kumamoto, nằm dọc theo bờ biển phía tây của Kyushy vào năm 2016. Ngoài ra, tên lửa tân tiến này cũng sẽ có mặt ở đảo Hokkaido, tỉnh Aomori.
Tên lửa hành trình chống tàu Type 12 được phát triển dựa trên nền tảng của Type 88. JNN cho biết thêm, với tầm bắn ở phạm vi 200 Km, tên lửa này có khả năng tấn công bất kì mục tiêu nào trong khu vực vùng biển Senkaku/Điếu Ngư. Một khẩu đội của hệ thống phòng thủ bờ biển này trang bị 6 đạn tên lửa.
Theo Kiến Thức
Israel sắp giới thiệu radar chuyên vạch mặt pháo binh
Hệ thống radar EL/M-2138T Green Rocket có thể phát hiện chính xác nguồn phát hỏa lực để lực lượng ta phản pháo tiêu diệt.
Công ty Công nghiệp Hàng không Không gian Israel (IAI) tuyên bố sẽ giới thiệu hệ thống radar chống đạn pháo, cối, rocket tự hành cơ động thế hệ mới tại triển lãm Eurosatory 2014 sắp diễn ra tại Paris, Pháp từ ngày 16-22/4.
Được định danh là EL/M-2138T Green Rocket, hệ thống có thể hỗ trợ tập hợp các nhiệm vụ bảo vệ lực lượng mặt đất, bao gồm xác định vị trí hỏa lực địch, hiệu chỉnh tọa độ bắn cho lực lượng ta và có thể phát hiện mục tiêu đường không bay thấp như UAV, tàu lượn.
Green Rocket có thể đặt cố định trên mặt đất hoặc gắn trên xe địa hình cỡ nhỏ.
Green Rocket được sản xuất bởi công ty con của IAI - ELTA System thiết kế chủ yếu để định vị vị trí khẩu đội hỏa lực và giúp phản pháo một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, nó có thể đưa ra giải pháp phản ứng nhanh cho lực lượng chiến thuật, tình báo thời gian thực.
EL/M-2138T Green Rocket được trang bị radar mạng pha băng tần kép cho phép phát hiện, theo dõi mục tiêu bay theo quỹ đạo đường đạn như đạn rocket (của pháo phản lực phóng loạt), đạn pháo và đạn cối, tính toán được tọa độ mà chúng được bắn đi và dự đoán điểm va chạm cuối cùng. Dữ liệu kết quả được chuyển đến lực lượng ta thông qua một hệ thống thông tin liên lạc để cung cấp các cảnh báo phòng tránh.
Ngoài ra, các thông tin có thể được gửi tới các loại vũ khí chính xác để phản pháo, đánh trả, tiêu diệt địch.
Trước khi được đưa tới Eurosatory, EL/M-2138T đã được bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), được đặt biệt danh là Wind Shield.
Theo Kiến Thức
Quốc gia bí ẩn nào bán "sát thủ diệt hạm" Kh-35 cho Triều Tiên? Theo tạp chí Diplomat, mặc dù Nga đã xuất khẩu tên lửa Kh-35 tới một số nước trên thế giới nhưng điều này không có nghĩa Moscow là nhà cung cấp tên lửa cho Triều Tiên. Triều Tiên mới đây để lộ một loại tên lửa chống hạm mới nguy hiểm, làm dấy lên câu hỏi quốc gia nào đã bán loại tên...