Nhật Bản trao tặng thiết bị y tế hiện đại để phòng chống Covid-19
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã bàn giao 3 thiết bị y tế hiện đại cho Bệnh viện Trung ương Huế nhằm hỗ trợ bệnh viện này phòng, chống dịch Covid-19
Đại diện JICA và lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế trong buổi bàn giao thiết bị – ẢNH: BVCC
Ngày 9.4, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã bàn giao 3 thiết bị y tế với tổng trị giá 50 triệu yên (khoảng 10 tỉ đồng) cho Bệnh viện Trung ương Huế, nhằm hỗ trợ bệnh viện này phòng, chống dịch Covid-19.
Ba thiết bị trên gồm một máy thở ECMO di động, một máy siêu âm doppler màu tổng quát và một máy X quang di động kỹ thuật số, vốn rất cần thiết trong việc điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại khu cách ly, tăng cường năng lực cho y tế miền Trung ứng phó với nguy cơ dịch Covid-19 tái phát và chuẩn bị đối phó với các bệnh truyền nhiễm mới là một vấn đề cấp bách.
Video đang HOT
JICA bàn giao thiết bị y tế cho Bệnh viện Trung ương Huế – ẢNH: BVCC
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết đây là gói hỗ trợ nằm trong Dự án Tăng cường năng lực cho bệnh viện trong ứng phó với dịch Covid-19 do JICA tài trợ, phù hợp với chủ trương, chiến lược của Bộ Y tế trong cuộc chiến với dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện tuyến trung ương cao nhất thuộc khu vực miền Trung, đồng thời đóng vai trò đào tạo và hướng dẫn đội ngũ cán bộ y tế và bệnh viện tuyến dưới trực thuộc trong khu vực, vì vậy JICA mong rằng sự hỗ trợ lần này sẽ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế của toàn bộ khu vực miền Trung, Việt Nam và phòng, chống dịch Covid-19.
Vì sao nhiều người Việt sang Nhật test nhanh dương tính nCoV
Giới chức y tế nhận xét cách test nhanh qua nước bọt ở sân bay có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu không cao bằng, dẫn đến tỷ lệ dương tính cao.
Tổng cộng 11 người từ Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng qua được tuyên bố dương tính nCoV, trong đó có chuyên gia Nhật ở Hải Phòng và thanh niên Quốc Oai, Hà Nội, nhập cảnh qua sân bay Narita và Haneda. Trong số này 10 người Việt test nhanh, người Nhật test PCR. Trong số test nhanh, 9 người đã có kết quả âm tính khi làm lại bằng PCR. Số còn lại đang chờ kết quả lần test tiếp theo.
Các chuyến bay từ Việt Nam đi Nhật Bản được khai thác trở lại từ ngày 18/9, khi các sân bay nói trên áp dụng test nhanh qua nước bọt. Mỗi người sang Nhật đều phải có giấy chứng nhận kiểm tra PCR trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh khỏi Việt Nam, theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Tại Hà Nội, thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) cho thấy những người tiếp xúc gần (F1) với 9 người nói trên cũng âm tính nCoV sau ít nhất hai lần xét nghiệm bằng PCR và không có biểu hiện bệnh sau khi cách ly đủ 14 ngày.
Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, test nhanh phía Nhật Bản sử dụng có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu không cao bằng nên gây tỷ lệ dương tính cao.
"Xét nghiệm kháng nguyên thường sử dụng để sàng lọc, với nguyên lý là độ nhạy càng cao càng tốt, tránh âm tính giả, tránh để lọt lưới ca mắc. Vì vậy, mọi người không cần quá hoang mang khi có xét nghiệm nhanh dương tính", bác sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết.
Độ nhạy là tỷ lệ phát hiện người mắc bệnh, có khả năng dương tính chéo (ví dụ nhiễm virus cùng họ corona cũng có thể cho dương tính); còn độ đặc hiệu là tỷ lệ phát hiện người thực sự nhiễm nCoV.
Tuy nhiên, chưa có lời giải thích cho trường hợp của người đàn ông Nhật Bản, 33 tuổi, từ Hải Phòng đến Nhật ngày 5/10 dương tính nCoV khi xét nghiệm bằng phương pháp PCR tại sân bay ở Osaka. Các biện pháp chống dịch vẫn được gấp rút triển khai, trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm tiếp theo của người này. Đến sáng nay, 152 người trong tổng số 174 trường hợp F1 đã âm tính nCoV.
Các xét nghiệm kháng nguyên bằng mẫu nước bọt cho kết quả chỉ trong khoảng một giờ, theo Nippon TV. Trong khi đó, để có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR, cần một ngày mới có. Vì thế cách test nước bọt đã được áp dụng tại các sân bay quốc tế như Narita, Haneda từ tháng tháng 7 và áp dụng tại sân bay quốc tế Kansai ở Osaka vào tháng 8.
Nhật Bản cho rằng nước bọt là hình thức chẩn đoán an toàn, đơn giản và kinh tế hơn. Xét nghiệm nước bọt thường được thực hiện ở giai đoạn sớm, có triệu chứng trong tối đa 9 ngày.
Xét nghiệm nCoV tại sân bay Narita, Nhật Bản hồi tháng 6. Ảnh: KYODO
Nóng: Đoàn tàu metro số 1 vừa cập cảng Khánh Hội 8 giờ, ngày 8-10, đoàn metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức về tới TP.HCM. Đúng 8 giờ sáng nay đoàn tàu đầu tiên trong tuyến metro số 1 đã về tới cảng Khánh Hội cập cảng Khánh Hội (quận 4). Tàu biển vận chuyển tàu metro số 1 là Bayani dài 120 m. Đúng 8 giờ sáng, tàu...