Nhật Bản trải qua tháng 7 nóng nhất từ trước đến nay
Nhật Bản vừa trải qua tháng 7 nóng nhất từ trước đến nay, “xô đổ” mức trung bình cao nhất đối với tháng 7 năm ngoái, làm gia tăng số người nhập viện vì sốc nhiệt, cũng như các cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp.
Người dân che ô tránh nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/7/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, sự chênh lệch nhiệt độ so với nhiệt độ trung bình từ năm 1991 – 2020, giai đoạn mà quá trình nóng lên đã diễn ra mạnh mẽ, là 2,16 độ C. Con số này cao hơn mức chênh lệch 1,91 độ C ghi nhận vào tháng 7/2023.
Ngoài ra, “những ngày nắng nóng cực độ”, tức những ngày mà nhiệt độ cao nhất ở mức từ 35 độ C trở lên, đã được ghi nhận tại 3.509 địa điểm trên toàn quốc trong tháng 7. Đây là mức nhiệt cao nhất đối với tháng 7 kể từ khi các phương pháp tính toán được thay đổi vào năm 2010.
Video đang HOT
Đáng chú ý, nhiệt độ cao đã kéo dài liên tục cả tháng, với một số nơi như thành phố Fuchu ở phía Tây Tokyo đã trải qua nền nhiệt cao nhất từ trước đến nay.
Đặc biệt, miền Đông Nhật Bản đã chứng kiến sự thay đổi lớn về nhiệt độ, ghi nhận mức chênh lệch 2,3 độ C so với mức trung bình.
Thành phố Sano, tỉnh Tochigi, vào ngày 29/7 ghi nhận nhiệt độ lên tới 41 độ C, mức nhiệt cao thứ hai được ghi nhận tại Nhật Bản.
Nắng nóng làm gia tăng số trường hợp bị sốc nhiệt phải nhập viện ở quốc gia Đông Bắc Á này. Tính từ đầu tháng 7 đến ngày 28/7, khu vực Tokyo ghi nhận 3.647 người phải nhập viện vì sốc nhiệt, vượt qua con số của tháng 7 năm ngoái.
Chỉ số nhiệt là chỉ số về nguy cơ sốc nhiệt, được tính toán từ các yếu tố bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và cường độ ánh sáng Mặt Trời. Khi chỉ số này ở mức từ 28 độ C trở lên, người dân được khuyến cáo không nên tập thể dục quá sức. Khi chỉ số từ 31 độ C trở lên, mọi người nên dừng tập thể dục. Khi chỉ số vượt quá 33, cảnh báo sốc nhiệt sẽ được đưa ra.
Năm 2023, chỉ số này lần đầu tiên vượt quá 33 độ C vào ngày 10/7. Tuy nhiên, năm nay mức nhiệt trên 33 độ C đã đến sớm hơn, xảy ra vào ngày 24/6. Số ngày có chỉ số nhiệt trên 33 vào tháng 7 năm ngoái là 5, trong khi tháng 7 năm nay có 9 ngày như vậy.
Cùng với sự gia tăng số bệnh nhân sốc nhiệt, số cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp cũng đang tăng lên. Chỉ riêng ngày 8/7 vừa qua ghi nhận 3.372 cuộc gọi như vậy, gần với mức kỷ lục 3.382 ghi nhận vào ngày 23/7/2018.
Người dân được khuyến cáo nên sử dụng máy điều hòa nhiệt độ và quạt, uống nước thường xuyên, duy trì lượng muối nạp vào cơ thể, cũng như tránh ánh nắng trực tiếp bằng cách sử dụng ô che nắng.
Nắng nóng tại nhiều khu vực của Nhật Bản
Ngày 22/7, Nhật Bản tiếp tục ghi nhận thời tiết nắng nóng trên cả nước, trong đó nhiệt độ tại một số khu vực lên tới trên 37 độ C.
Người dân che ô tránh nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/7/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết, nắng gay gắt bắt đầu đẩy nhiệt độ tăng cao trên cả nước từ sáng 22/7. 39 trên 47 tỉnh của Nhật Bản đã ban hành cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt.
Vào lúc 11h30 (giờ địa phương, tức 9h30 theo giờ Việt Nam), nhiệt độ tại thành phố Daigo, tỉnh Ibaraki, đã lên tới 37,5 độ C, trong khi tại thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizuoka là 37,4 độ C và tại trung tâm thủ đô Tokyo là 36,1 độ C.
Dự báo nhiệt độ ban ngày tại thành phố Gifu và thành phố Kumagaya có thể lên tới 39 độ C, trong khi tại Saitama và Nagoya có thể là 38 độ C.
Trước tình hình trên, nhà chức trách kêu gọi người dân áp dụng các biện pháp phòng ngừa, trong đó có việc tránh ra ngoài trời nếu không thật sự cần thiết.
Thời tiết 'cực nóng' tại Nhật Bản, ít nhất 6 người tử vong Ít nhất 6 người đã tử vong do bị sốc nhiệt tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản khi nước này đang phải hứng chịu đợt nắng nóng hiếm hoi vào giữa mùa mưa. Người dân che ô tránh nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 4/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN Cuối tuần qua, khu vực miền Trung Shizuoka đã trở thành nơi đầu tiên...