Nhật Bản tính xoa dịu Trung Quốc vụ Senkaku/Điếu Ngư
Nhật Bản đang cân nhắc kế hoạch thừa nhận “ tuyên bố chủ quyền” của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông nhằm xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh, theo tin tức từ hãng tin Kyodo ngày 10.10.
Kế hoạch trên đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ có đôi chút thỏa hiệp với Trung Quốc mà không thay đổi lập trường từ lâu của mình.
Tuy nhiên, Tokyo vẫn bảo lưu lập trường cho rằng không có tồn tại tranh chấp lãnh thổ chính thức nào đối với quần đảo này.
Bắc Kinh từ lâu kêu gọi Tokyo thừa nhận sự tồn tại tranh chấp quần đảo Senkaku do phía Nhật Bản kiểm soát, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Nhưng vẫn chưa rõ liệu động thái này của Nhật Bản có thể tạo ra động lực để Trung Quốc cải thiện mối quan hệ tồi tệ giữa hai nước hay không, Kyodo trích dẫn một số nguồn tin liên quan.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhìn từ xa – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Trong cuộc gặp với một phái đoàn gồm các nghị sĩ và các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản ở Bắc Kinh cuối tháng trước, ông Giả Khánh Lâm, một quan chức cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã hối thúc Nhật Bản công nhận sự tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
“Nhật Bản phải nhận thấy tình hình hiện tại rất nghiêm trọng, và nên thẳng thắn đối diện với vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Điếu Ngư, sửa chữa sai lầm càng sớm càng tốt, để tránh hủy hoại quan hệ Trung – Nhật”, Tân Hoa xã trích lời ông Giả.
Theo Kyodo, Tokyo cho rằng tuyên bố của ông Giả cho thấy mục đích hiện thời của chính phủ Trung Quốc là muốn Nhật Bản thừa nhận sự tồn tại của việc tranh chấp lãnh thổ, vì thế Nhật Bản bắt đầu cân nhắc có thể làm được gì để dỡ bỏ những trở ngại cho việc cải thiện quan hệ song phương.
Kyodo cho biết Nhật Bản vẫn luôn ghi nhớ thông cáo chung Trung – Nhật năm 1972, theo đó Nhật Bản cam kết “hiểu đầy đủ và tôn trọng” lập trường của Trung Quốc về chủ quyền của Đài Loan.
Đối với quần đảo Senkaku, Tokyo sẽ chỉ “thừa nhận” các “tuyên bố chủ quyền” đối với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, chứ không thừa nhận “chủ quyền” của Trung Quốc tại quần đảo này, đồng thời vẫn giữ nguyên lập trường cho rằng không tồn tại tranh chấp lãnh thổ chính thức nào đối với quần đảo này.
Theo TNO
Cha con kẹt trên núi vì đòi chủ quyền Điếu Ngư
Một ông bố Trung Quốc cùng hai đứa con mới đây được giải cứu trên núi Phú Sĩ ở Nhật Bản, sau khi mang tấm biển khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư lên ngọn núi này.
Núi Phú Sĩ, một trong những biểu tượng của Nhật Bản. Ảnh: Flickr
Hà Liệt Thắng, người cha tự nhận mình là "ông bố đại bàng", trước đó từng nổi tiếng với đoạn video yêu cầu đứa con 4 tuổi chạy mình trần dưới trời tuyết rơi ở New York và đoạn video bắt con tự chèo thuyền một mình.
Trong nỗ lực mới nhất, Hà dắt con mình đến núi Phú Sĩ của Nhật Bản với mục đích trèo lên độ cao 3.775 m và giơ tấm biểu ngữ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, Telegraph cho hay.
Tuy nhiên, khi ông bố và cậu con trai Đa Đa cùng với con gái Thiên Thiên đến chân núi, họ mới phát hiện ra rằng mùa leo núi đã kết thúc. Bất chấp sự cố ngoài dự kiến này cùng cảnh báo về những cơn gió to, ông bố cùng các con vẫn quyết định leo núi mà không cần hướng dẫn viên và cũng không hề biết tiếng Nhật.
Các khó khăn sớm xuất hiện với ba cha con, bởi không giống như các ngọn núi Trung Quốc, núi Phú Sĩ của Nhật không có đường mòn để leo. Dọc sườn núi cũng không có nơi nào thích hợp để nghỉ chân, nhà trọ thì đóng cửa khi không phải mùa leo núi. Ông Hà cũng chuẩn bị những vật dụng và lương thực không thích hợp cho chuyến đi.
Người đàn ông Trung Quốc cuối cùng chấp nhận đầu hàng ở độ cao 3.352 m sau nhiều giờ leo núi liên tiếp, còn con trai ông có dấu hiệu bị choáng vì độ cao. Nhóm ba cha con được các nhân viên kiểm lâm của Nhật Bản giải cứu, sau khi Đa Đa đã kịp mở tấm biểu ngữ viết: "Điếu Ngư là của Trung Quốc. Cháu muốn lên đảo Điếu Ngư".
Đa Đa bị sinh non khi mới được 7 tháng trong bụng mẹ và bị các bệnh vàng da, viêm phổi của trẻ sinh non. Ông Hà dùng lý do này để giải thích cho phương pháp cứng rắn ông dành cho con trai, với mong muốn cậu trở nên rắn rỏi hơn. Ông đặt biệt danh cho mình là "ông bố đại bàng", rồi quảng bá cách giáo dục nghiêm khắc, thậm chí viết sách về kinh nghiệm dạy con.
Senkaku/Điếu Ngư là quần đảo không người ở trên biển Hoa Đông. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với chuỗi đảo này và đặt tên là Điếu Ngư, trong khi Tokyo quản lý nhóm đảo với tên gọi Senkaku. Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc vì tranh chấp quần đảo này lên cao trong thời gian qua, với nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở cả hai nước. Quan hệ Trung - Nhật trải qua giai đoạn xấu nhất sau nhiều thập kỷ.
Theo VNE
Thị trưởng Tokyo đòi xây cảng trên đảo Senkaku Ông Shintaro Ishihara đang tích cực xúc tiến kế hoạch xây dựng trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một động thái dự kiến sẽ gây sự phẫn nộ của Trung Quốc. Đảo Uotsurijima thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Ashahi Shimbun Trợ lý của Ishihara xác nhận thông tin ông đang yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và bến cảng trên những...