Nhật Bản: Tin tặc tấn công sàn giao dịch và lấy mất 60 triệu USD tiền điện tử
Công ty điều hành sàn giao dịch Zaif, Tech Bureau của Nhật Bản, ngày 20-9 cho biết, 6,7 tỷ yen (60 triệu USD) đã biến mất sau một vụ tấn công mạng hồi tuần trước.
Công ty Tech Bureau có trụ sở tại thành phố Osaka
Tech Bureau có trụ sở tại thành phố Osaka cho biết sàn Zaif đã bị tin tặc tấn công trong khoảng 2h hôm 14-9 vừa qua. Nhưng cho đến ngày 17-9, khi phát hiện hệ thống hoạt động bất thường, Tech Bureau mới phát hiện lượng bitcoin cùng với monacoin và bitcoin cash đã bị đánh cắp.
Trong tổng số 6,7 tỷ yen bị đánh cắp, có 4,5 tỷ yen là của các nhà đầu tư tư nhân và số còn lại thuộc sàn giao dịch này. Công ty đã tạm dừng các hoạt động gửi và rút tiền sau vụ tấn công.
Video đang HOT
Tập đoàn Fisco, một cổ đông của Tech Bureau cho biết sẽ chi 5 tỷ yen cùng chung tay với Tech Bureau bồi thường cho khách hàng.
Trước đó, cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật Bản đã 2 lần ban hành văn bản cảnh cáo tài chính đối với Tech Bureau vì buông lỏng quản lý. Hiện cơ quan này đã mở cuộc điều tra làm rõ liệu Tech Bureau có triển khai các biện pháp an ninh phù hợp để đề phòng tấn công mạng khi nhận được cảnh báo trước đó hay không.
Đây không phải là lần đầu tiên các sàn giao dịch mất số lượng lớn tiền điện tử tại Nhật Bản. Hồi tháng 1-2018, sàn Coincheck của Nhật Bản thông báo mất lượng tiền điện tử NEM trị giá 58 tỷ yen trong một vụ tấn công mạng, buộc chính phủ phải có biện pháp tăng cường giám sát các giao dịch tại sàn này.
Đại diện của sàn Coincheck cho biết, 260.000 khách hàng của công ty đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ vụ mất tiền này. Chính cơ quan quản lý nhà nước về tài chính của Nhật Bản cho rằng vụ việc này là hậu quả của việc Coincheck đã không có các biện pháp an ninh đầy đủ để ngăn chặn tin tặc và dịch vụ chăm sóc khách hàng không đạt yêu cầu.
Thống kê của Cơ quan Cảnh sát quốc gia cho thấy trong 6 tháng đầu năm nay, số vụ vi phạm tăng lên 158 vụ, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Số vụ mất tiền ảo tăng mạnh dấy lên lo ngại về độ an toàn khi sử dụng các nền tảng tương tự.
Theo anninhthudo.vn
Xử lý công ty chứng khoán yếu, khuyến khích sáp nhâp
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) kiên quyết xử lý các trường hợp công ty chứng khoán (CTCK) yếu kém tài chính và năng lực quản trị.
Cần xử lý để các công ty chứng khoán yếu, nhằm làm lành mạnh thị trường
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCK NN cho biết UBCKNN sẽ triển khai các biện pháp nâng cao nâng lực hoạt động của các công ty chứng khoán, làm lành mạnh thị trường và cung cấp cho nhà đầu tư các dịch vụ tốt nhất.
Việc tái cấu trúc này đã được UBCK NN thực hiện từ năm 2012, giảm số lượng các CTCK từ 104 xuống 77 đơn vị, trong đó một số công ty đã bị đình chỉ hoạt động, 8 thương vụ hợp nhất, 1 trường hợp sáp nhập.
Theo ông Sơn, các công ty chứng khoán được khuyến khích tiến hành hợp nhất hoặc sáp nhập nhằm nâng cao năng lực các thành viên thị trường. Đối với các đơn vị không đủ năng lực tài chính, quản trị, không đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết thì UBCK sẽ đình chỉ, tước giấy phép hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty chứng khoán BVSC cho biết: Trong phiên ngày 20/9. cả hai chỉ số VnIndex và HnxIndex đều có diễn biến tích cực, duy trì sắc xanh trong gần như toàn bộ thời gian giao dịch. Đóng cửa, chỉ số VnIndex tăng 9,2 điểm, tương đương 0,92% lên mức 1.004,74 điểm. Tương tự, chỉ số HnxIndex tăng 0,86 điểm tương đương 0,75% từ 114,20 lên 115,86 điểm. Thanh khoản đạt 178 triệu cổ phiếu trên sàn HSX với giá trị gần 3,9 nghìn tỷ đồng.
Về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng điểm trên diện rộng giúp chỉ số ngành tăng 1,99%. Các mã cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh có thể kể đến như TCB, VPB, CTG với mức tăng lần lượt 5,3%, 3,4% và 2,4%. Nhóm cổ phiếu chứng khoán và dầu khí cũng tăng 1,14% và 1,09% nhờ các cổ phiếu tăng mạnh như HCM, SSI, VND hay GAS, PVD, POW. Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu thực phẩm và đồ uống giảm mạnh nhất với 0,25%. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng hơn 9 tỷ đồng trên sàn HSX, giảm so với mức gần 64 tỷ đồng ngày hôm qua.
KHÁNH HUYỀN
Theo tienphong.vn
Hàng loạt ông lớn Trung Quốc bán tài sản sau thâu tóm ở nước ngoài Gần đây, các ông lớn là công ty có nhiều tài sản ở nước ngoài nhất của Trung Quốc đã và đang rao bán hàng chục tỷ USD. Bloomberg dự đoán xu hướng này chưa có dấu hiệu dừng lại. Từ năm ngoái, Trung Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh giảm nợ trong nền kinh tế để giải quyết mối nguy từ hệ...