Nhật Bản tìm ra nguyên nhân của ‘COVID kéo dài’
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra nguyên nhân khiến các di chứng của việc mắc COVID-19 vẫn còn kéo dài ngay cả khi đã khỏi bệnh, còn gọi là các triệu chứng COVID kéo dài (long COVID).
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/2/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Thông qua các thí nghiệm trên động vật, nhóm nghiên cứu của Giáo sư sinh học Eiji Hara (Đại học Osaka) nhận thấy các tế bào bị tác động bởi virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã góp phần lây lan sự viêm nhiễm trong cơ thể. Theo nhóm nghiên cứu, đây có thể là lý do khiến các bệnh nhân COVID-19 thường phàn nàn về tình trạng hôn mê, đau đầu, rụng tóc và các triệu chứng khác sau khi đã khỏi bệnh.
Để đưa ra kết luận trên, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu quá trình lão hóa của tế bào, trong đó các tế bào bị tổn thương sẽ không nhân lên như bình thường, mà thay vào đó, chúng bị phân tán xung quanh các chất gây viêm. Hiện tượng này có thể dẫn đến các bệnh ung thư, xơ cứng động mạch và các rối loạn khác có liên quan tới người cao tuổi.
Sau khi nghiên cứu về tác động của tình trạng viêm nhiễm trên bệnh nhân COVID-19, các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã quyết định kiểm tra mối tương quan giữa các di chứng của việc mắc COVID-19 và quá trình lão hóa tế bào. Khi các nhà nghiên cứu cho virus SARS-CoV-2 nhiễm vào các tế bào người được nuôi cấy, họ phát hiện ra rằng nhiều tế bào bị nhiễm bệnh đã chết trong vài ngày và virus biến mất.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, họ cũng phát hiện trước khi chết đi, các tế bào bị nhiễm bệnh đã tiết ra các chất để đẩy nhanh quá trình lão hóa của chúng. Các chất này khiến các tế bào xung quanh đó bị suy yếu và chúng lại tiết ra các chất gây viêm. Bằng cách sử dụng chuột hamster nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách có chủ đích, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chất gây viêm đó vẫn tiếp tục phát ra từ các tế bào lão hóa trong phổi ngay cả khi virus đã biến mất.
Cùng với việc phát hiện các tế bào lão hóa trong phổi của những bệnh nhân COVID-19 nặng vẫn tiếp tục tiết ra các chất gây viêm, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc sử dụng một loại thuốc để loại bỏ các tế bào lão hóa ở những con chuột nhiễm SARS-CoV-2 có thể giúp giảm triệu chứng viêm phổi.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng việc nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ dẫn tới lão hóa tế bào và tình trạng viêm nhiễm kéo dài, và đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc các di chứng của việc mắc COVID-19 vẫn kéo dài sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, giáo sư Hara lưu ý rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu có nên nhắm vào cơ chế gây viêm nhiễm này để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 hay không.
Các công ty Trung Quốc ráo riết thu mua đất khắp thế giới
Một nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đang tích cực mua đất ở khu vực châu Á và châu Phi, với ước tính rằng họ đã mua gần 6,5 triệu héc-ta đất trên khắp thế giới trong 10 năm qua.
Trong 10 năm qua, các công ty Trung Quốc đã đẩy mạnh việc thâu tóm hàng triệu héc-ta đất nông nghiệp, khai mỏ trên khắp thế giới (Ảnh minh họa: Mining).
Theo Nikkei , tổng diện tích đất mà các công ty Trung Quốc đã thâu tóm trong thập niên vừa qua có thể ngang bằng với diện tích của Sri Lanka hoặc Lithuania và lớn hơn nhiều so với lượng đất mà các doanh nghiệp từ Mỹ và các nước giàu khác thu mua.
Các mối lo ngại được xem là đang gia tăng tại các nước đang phát triển liên quan tới việc các nguồn cung về thực phẩm hay tài nguyên thiên nhiên có thể rơi vào tay các công ty Trung Quốc. Theo Nikkei, điều này cũng có thể gây ra tác động về mặt an ninh.
Giáo sư Hideki Hirano từ Đại học Himeji của Nhật Bản cảnh báo rằng "các quy định nên được siết chặt để ngăn chặn việc thâu tóm đất đai một cách không thể kiểm soát".
Tổng cộng, theo Land Matrix, một doanh nghiệp châu Âu chuyên theo dõi tình hình đất đai thế giới, các công ty Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát 6,48 triệu héc-ta đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác mỏ trên thế giới từ năm 2011 tới năm 2020. Con số này áp đảo so với các nước khác như Anh (1,56 triệu héc-ta), Mỹ (860.000 héc ta) và Nhật Bản (420.000 héc ta).
Các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh thâu tóm đất ở nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa bùng nổ ở trong nước. Việc mua đất như vậy giúp họ có thể tiếp cận ổn định vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất là khi nguồn cung trên thế giới bị thắt chặt hơn.
Các công ty này cũng tích cực mua thêm nhiều các đất khai mỏ. Công ty Minmetals đầu tư 280 triệu USD vào Tanzania ở châu Phi hồi năm 2019. Trong khi đó, China Non-Ferrous Metal Mining cũng đổ 730 triệu USD vào hoạt động khai thác ở Guinea vào năm 2020. Các khoản đầu tư này được cho là nhằm tiếp cận với các khoáng sản để sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm sản xuất pin cho xe điện.
Giới chuyên gia cảnh báo các nước cần thận trọng với các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Trước đó, đã có các tranh cãi rằng sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc tạo ra "bẫy nợ" cho các nước mà họ đầu tư. Bắc Kinh đã bác bỏ các cáo buộc này.
Trước tình hình này, một số quốc gia cũng đã cảnh giác với các hoạt động mua bán đất từ các công ty nước ngoài.
Hồi tháng 6, Nhật Bản đã thông qua luật mới nhằm siết chặt quy định về việc mua và sử dụng đất có tác động quan trọng tới an ninh quốc gia. Đạo luật này được cho nhằm vào Trung Quốc để ngăn những thỏa thuận mua đất mà Tokyo cho là "khả nghi". Ví dụ, trước đó, Nhật Bản phát hiện một số doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất gần căn cứ quân sự của Nhật Bản ở Chitose, Hokkaido.
Ngoài ra, theo Nikkei, phía chính phủ Nhật Bản cũng đang chú ý tới những trường hợp mà đất thuộc sở hữu danh nghĩa của công dân Nhật Bản, nhưng lại có các thực thể Trung Quốc đứng sau.
Nhật Bản "phá lệ", đề cập đến an ninh Đài Loan trong Sách trắng Quốc phòng Lần đầu tiên Nhật Bản trực tiếp đề cập đến vấn đề an ninh của Đài Loan trong sách trắng quốc phòng thường niên vừa công bố hôm nay 13/7. Một chiếc máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc (Ảnh: CNA). "Việc ổn định tình hình xung quanh Đài Loan có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản...