Nhật Bản tiếp tục cung cấp vật tư quốc phòng cho Ukraine
Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Kishi Nobuo ngày 19/4 cho biết Nhật Bản sẽ cũng cấp thêm cho Ukraine khẩu trang, trang phục phòng vệ và flycam theo yêu cầu của Kiev.
Việc cung cấp vật tư quốc phòng sẽ được thực hiện thông qua các nước láng giềng của Ukraine. Ông Kishi nhấn mạnh thêm, Nhật Bản sẽ tiếp tục viện trợ Ukraine trong khả năng có thể.
Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Kishi Nobuo. Ảnh: Bloomberg
Video đang HOT
Việc cung cấp các vật phẩm quân dụng lần này dựa trên Luật phòng vệ, cho phép cung cấp trang thiết bị quân đội cho các nước khác mà không ảnh hưởng tới nhiệm vụ của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Trước đó, Nhật Bản đã viện trợ cho Ukraine 1.900 áo chống đạn, 6.900 mũ dùng cho quân đội và 50 camera.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Nhật bản cũng đã xây dựng kế hoạch vận chuyển vật tư cứu trợ bao gồm chăn ấm bằng máy bay của lực lượng phòng vệ cho người dân Ukraine đang tị nạn tại các nước xung quanh vào cuối tháng này.
Hiện nay, có khoảng hơn 4,9 triệu người đang tị nạn tại các nước xung quanh Ukraine. Số vật tự này sẽ được chuyển đến Ba Lan và Romania.
Trong khi đó, tối nay (19/4), Thủ tướng Kishida Fumio sẽ tham dự Hội nghị trực tuyến về tình hình Ukraine do Mỹ chủ trì với các nước đồng minh và các nước ủng hộ Ukraine.
Hội nghị này được cho là sẽ tập trung thảo luận về tình hình Ukraine và việc gia tăng thêm biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Nhật Bản: Mở rộng quyền của lực lượng phòng vệ trong cứu hộ người nước ngoài
Nhật Bản ngày 13/4 đã ban hành đạo luật cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiến hành các hoạt động cứu hộ người nước ngoài.
Binh sĩ thuộc lữ đoàn triển khai đổ bộ nhanh thuộc Lực lượng Phòng vệ trên bộ Nhật Bản (GSDF) tham gia cuộc tập trận chung với lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ trên đảo Tanegashima, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản ngày 14/10/2018. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Thượng viện Nhật Bản đã thông qua luật loại bỏ các hạn chế trong Luật về hoạt động của Lực lượng phòng vệ, vốn quy định chỉ cứu hộ những người nước ngoài đi cùng công dân Nhật Bản. Trước đó, dự luật sửa đổi đã được Nội các Nhật Bản thông qua hồi đầu tháng 2 và Hạ viện thông qua hồi giữa tháng 3.
Luật sửa đổi cũng cho phép sử dụng máy bay vận tải của Lực lượng phòng vệ trong nhiều hoạt động hơn, thay vì nguyên tắc máy bay của Chính phủ phải ưu tiên cho hoạt động sơ tán. Nếu trước đây hoạt động sơ tán chỉ được tiến hành "ở một nơi an toàn", nay Chính phủ Nhật Bản có thể thực hiện nhiều sứ mệnh hơn với điều kiện áp dụng các biện pháp phòng tránh nguy hiểm trên cơ sở thảo luận giữa Bộ Quốc phòng và Ngoại giao.
Trong hoạt động sơ tán các nhân viên Đại sứ quán Nhật Bản khỏi Afghanistan hồi năm ngoái khi Taliban quay lại nắm quyền, nhân viên Lực lượng phòng vệ không được phép ra ngoài sân bay địa phương, nơi được xem là an toàn theo quy định của luật, trong khi nhiều người sơ tán không đến được sân bay một mình do lý do an ninh. Việc Lực lượng phòng vệ chỉ sơ tán được 12 người địa phương trong số 500 người cần sơ tán khỏi Đại sứ quán Nhật Bản tại Afghanistan do các hạn chế pháp lý đã dẫn đến nhiều ý kiến chỉ trích và kêu gọi cần sửa đổi luật về hoạt động của Lực lượng phòng vệ.
Hàn Quốc, Nhật Bản phản đối vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 25/3 đã ra tuyên bố phản đối vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Triều Tiên vừa diễn ra một ngày trước đó. Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 25/3/2022 xác nhận vụ phóng thử tên lửa đạn đạo mới (ICBM) Hwasongpho-17 của các lực lượng chiến lược nước...