Nhật Bản thúc đẩy xuất khẩu vũ khí
Giữa lúc đang căng thẳng với Trung Quốc, Nhật Bản được cho là đang tiến hành xuất khẩu vũ khí lần đầu tiên kể từ Thế chiến 2.
Báo The Daily Pioneer của Ấn Độ đưa tin nước này vừa nhận được quyết định chào hàng vũ khí của Nhật bao gồm những phương tiện tác chiến điện tử, tàu tuần tra và thiết bị công nghệ cao. Nhật Bản cũng đề nghị thành lập các công ty liên doanh về quốc phòng tại Ấn Độ để cung cấp công nghệ hiện đại cho khu vực tư nhân lẫn chính phủ sở tại. Báo trên dẫn các nguồn tin riêng khẳng định Tokyo đưa ra lời mời chào thông qua những kênh chính thức. Mới đây, lần đầu tiên một số công ty chế tạo vũ khí Nhật tham gia cuộc triển lãm quân sự quốc tế Def-Expo tại thủ đô New Delhi. Trong khi đó, New Delhi đang có kế hoạch mua vũ khí và thiết bị quốc phòng trị giá hơn 30 tỉ USD cho chương trình từ 5-7 năm tới. Đây có thể là lý do khiến Nhật mong muốn hiện diện trên thị trường Ấn Độ.
Chiến đấu cơ Mitsubishi F-2 do hãng Mitsubishi Heavy Industries sản xuất – Ảnh: combataircraft.com
Sau khi thua cuộc hồi Thế chiến 2, Nhật chỉ giới hạn sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự phục vụ nhu cầu tự vệ. Tuy nhiên, khi tình hình khu vực liên tục bất ổn suốt thời gian gần đây, Tokyo dần thể hiện tham vọng phát triển mạnh mẽ hơn vị thế trong ngành quốc phòng. Có lẽ đây là chiến lược của Nhật Bản để đối phó với việc Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy. Theo báo The Daily Pioneer, việc cung cấp vũ khí còn giúp Nhật tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ, một đối trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa ghi nhận được phản ứng chính thức nào từ Tokyo và New Delhi đối với thông tin trên.
Video đang HOT
Trong khi đó, quan hệ Tokyo – Bắc Kinh vẫn tiếp tục căng thẳng xung quanh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Hôm qua, ngoại trưởng 2 bên vừa có cuộc gặp đầy căng thẳng bên lề kỳ họp của Đại hội đồng LHQ đang diễn ra ở New York (Mỹ). Theo AFP, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã cáo buộc Nhật Bản “vi phạm nghiêm trọng” sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Ngược lại, Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba yêu cầu Trung Quốc “kiềm chế hết mức” và mô tả không khí cuộc họp là “gay gắt”, theo Kyodo News. Tuy nhiên, một số nguồn tin ngoại giao khẳng định dù cuộc gặp trên chưa đạt được đột phá tích cực nhưng Tokyo và Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì đối thoại về Senkaku/Điếu Ngư. Căng thẳng giữa Nhật với Trung Quốc đang ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hai nước. Hôm qua, Reuters dẫn thông báo từ Hãng hàng không All Nippon Airways cho hay khoảng 40.000 yêu cầu đặt chỗ trên các chuyến bay giữa 2 nước đã bị hủy vì căng thẳng trên biển Hoa Đông.
Cũng vào hôm qua, Đài Loan, một bên tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư, tuyên bố sẽ xây dựng một công viên biển gần quần đảo này, theo AFP. Chưa ghi nhận được phản ứng nào từ Nhật Bản và Trung Quốc về động thái trên của Đài Loan.
Theo TNO
Nga hoãn giao tàu sân bay cho Ấn Độ
Nga sẽ không chuyển giao tàu sân bay Vikramaditya cho Ấn Độ trong năm nay, sau khi chiếc tàu trị giá 2,3 tỉ USD gặp phải những vấn đề về động cơ trong quá trình chạy thử nghiệm, theo hãng tin Reuters.
"Việc xử lý vấn đề đòi hỏi phải thay các động cơ hoặc sửa chữa chúng. Sẽ phải mất khoảng 9 tháng, có thể lâu hơn có thể không, nhưng chắc chắn hơn 6 tháng", một nguồn tin tại tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport cho biết ngày 17.9.
"Đó là lý do tại sao việc chuyển giao tàu như đã hứa vào cuối năm nay sẽ không xảy ra", nguồn tin nói thêm.
Báo Kommersant đưa tin các vấn đề trên tàu Vikramaditya được phát hiện trong một cuộc thử nghiệm trên biển khi tàu tăng đến tốc độ tối đa và hệ thống cảnh báo khẩn cấp được kích hoạt.
Tàu sân bay Vikramaditya - Ảnh: Reuters
Bản tin cho biết 7/8 động cơ của tàu đã không hoạt động khi tốc độ đạt đến mức tối đa, và các vấn đề về động cơ nảy sinh sau khi Ấn Độ từ chối sử dụng amiăng làm chất cách điện.
Một nguồn tin khác nói với Reuters rằng có thể 1 trong 3 động cơ bị ảnh hưởng, nhưng việc sửa chữa hoặc thay thế có thể kéo dài đến một năm.
Được hiện đại hóa từ tàu sân bay Đô đốc Gorshkov thời Liên Xô, chiếc Vikramaditya được cả Ấn Độ lẫn Nga nhìn nhận là một "viên đá đặt nền" cho quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Từ nhiều năm nay, Ấn Độ là khách hàng mua vũ khí hàng đầu của Nga, với giá trị các thương vụ đạt 1,6 tỉ USD hồi năm ngoái, chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga.
"Các đối tác Nga chẳng chính thức thông báo cho chúng tôi biết điều gì ở đây cả. Trong quá trình chạy thử, luôn có đủ loại tin đồn", một phát ngôn viên của Hải quân Ấn Độ cho biết.
"Theo tất cả những gì chúng tôi biết, trừ phi người Nga thông báo cho chúng tôi biết bất kỳ trục trặc cụ thể nào trong quá trình chạy thử, ngày tiếp nhận tàu vẫn giữ nguyên", ông nói thêm.
Chiếc tàu Vikramaditya ban đầu dự kiến sẽ được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ vào ngày 4.12.
Theo TNO
1.000 vũ khí thế chiến 2 phơi mình sau trận lở đất Bãi biển East Riding ở Mappleton (Anh) vừa bị phong tỏa sau khi một vụ lở đất làm lộ ra hơn 1000 vũ khí chết người từ Thế chiến 2 gồm có bom và rocket bị vùi sâu trong cát suốt hơn 60 năm qua. Hình minh họa Bãi biển gần bờ biển Hornsea từng được dùng làm trận địa thử bom trong...