Nhật Bản thiếu còng trừng phạt Triều Tiên thử hạt nhân
Nhật Bản hầu như không có công cụ về kinh tế và chính trị để tác động lên chính sách hạt nhân mà Triều Tiên đang theo đuổi.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đặt bút ký sắc lệnh phê chuẩn thử hạt nhân. Ảnh: AFP
Triều Tiên ngày 6/1 tuyên bố lần đầu tiên thử nghiệm thành công một quả bom nhiệt hạch theo sự chỉ đạo từ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, gây quan ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia láng giếng như Hàn Quốc, Nhật Bản, theo Diplomat.
Giới chuyên gia quốc tế nghi ngờ đây chỉ là một vụ thử bom hạt nhân thông thường có trộn thêm một ít đồng vị phóng xạ hydro. Tuy nhiên, nó vẫn vi phạm hàng loạt nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, được thông qua sau ba vụ thử hạt nhân trước đó.
Bà Yuki Tasumi, học giả Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson, Washington, cho rằng Nhật Bản cùng Mỹ và cộng đồng quốc tế đã phản ứng mạnh mẽ sau vụ thử hạt nhân này của Triều Tiên. Trong tuyên bố đưa ra ngay trong ngày 6/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên án vụ thử là “hoàn toàn không thể chấp nhận được” và “phản đối mạnh mẽ với Triều Tiên”.
Tuy nhiên, khi Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn nhằm áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên, Nhật Bản đã tự thấy họ ở một vị trí ngoại giao đầy thử thách, theo bà Tasumi.
Video đang HOT
Nhật Bản hầu như không có công cụ song phương hiệu quả để tác động lên Triều Tiên. Về kinh tế, quan hệ Nhật – Triều gần như là con số không tròn trĩnh, do đó Tokyo không thể đơn phương gây thiệt hại cho các hoạt động thương mại của Bình Nhưỡng bằng các biện pháp trừng phạt bổ sung.
Về chính trị, Nhật Bản không có kênh liên lạc hiệu quả đối với Triều Tiên, bởi từ trước tới nay đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền của ông Abe không mấy coi trọng phương thức giải quyết khủng hoảng bằng con đường ngoại giao này.
Chính sách của Nhật Bản với Triều Tiên trong hơn 10 năm qua chỉ xoay quanh vấn đề liên quan đến những người Nhật Bản được cho là bị Triều Tiên bắt cóc. Hiện các cuộc đàm phán về vấn đề này đã bị ngưng trệ do thiếu sự hợp tác của Triều Tiên, dù hai nước đã đạt thỏa thuận song phương vào năm 2013 nhằm tiếp tục điều tra về những người mất tích còn sống sót.
Theo bà Tasumi, Tokyo cần hợp tác với Bình Nhưỡng trong vấn đề người Nhật mất tích, nhưng họ lại cảm thấy bị mắc kẹt giữa mong muốn này và sức ép từ Mỹ cùng cộng đồng quốc tế nhằm cô lập và trừng phạt tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Hy vọng duy nhất cho Thủ tướng Abe là quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc , hai quốc gia có vai trò quan trọng trong giải quyết mối đe dọa an ninh mà Triều Tiên đặt ra, cuối cùng cũng có chuyển biến tích cực trong năm ngoái.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) gặp gỡ người đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung-Se tại Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ở Seoul ngày 28/12. Ảnh: AFP
Cuối năm 2015, thỏa thuận về giải quyết vấn đề nô lệ tình dục thời kỳ Thế Chiến II giữa Tokyo và Seoul đã loại bỏ những trở ngại chính trong quan hệ Nhật – Hàn, giúp hai nước có thể tăng cường quan hệ quốc phòng song phương và đẩy mạnh hợp tác ba bên với Mỹ đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Giới phân tích cho rằng vụ thử hạt nhân của Triều Tiên mới đây là một lời nhắc nhở nữa với Tokyo rằng môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản vẫn ẩn chứa nhiều bất ổn và có thể đang ngày càng xấu đi.
Theo một số chuyên gia, quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc là một trong những lý do khiến Triều Tiên cảm thấy bị cô lập ở khu vực Đông Bắc Á, và vụ thử hạt nhân có thể là một phản ứng giận dữ của Bình Nhưỡng trước thực tế trên.
“ Thế giới có lẽ sẽ không bao giờ biết được động cơ thực sự của Triều Tiên đằng sau vụ thử này, nhưng rõ ràng ông Kim Jong-un đang có những hành động khó đoán hơn so với người cha Kim Jong-il. Điều này không chỉ là mối đe dọa với tình hình an ninh Đông Bắc Á, mà còn là thách thức nghiêm trọng với cơ chế giải trừ vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế hiện nay”, bà Tasumi nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Hàn Quốc đề nghị Trung Quốc hợp tác trừng phạt Triều Tiên
Hàn Quốc vừa chính thức đề nghị Trung Quốc giúp trừng phạt Triều Tiên một cách "thực chất và hiệu quả" vì vụ thử hạt nhân lần 4.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các quan chức quân sự trong bức ảnh công bố hồi tháng 9 năm ngoái. Ảnh: Reuters
Kim Jang-soo, Đại sứ Hàn Quốc tại Bắc Kinh, gửi thông điệp tới Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị,Yonhap dẫn lời một quan chức ở Seoul.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se cũng có kế hoạch điện đàm với ông Vương, và thời gian liên quan đang được thảo luận, Cho June-hyuck, phát ngôn viên của ông Yun, nói.
"Trung Quốc đã gửi thông điệp mạnh mẽ phản đối Triều Tiên thông qua tuyên bố của Bộ Ngoại giao hôm qua", ông nói. "Hy vọng Trung Quốc sẽ tích cực hợp tác trong việc tham vấn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".
Hội đồng gồm 15 thành viên lên án sự khiêu khích của Triều Tiên trong tuyên bố của chủ tịch. Bình Nhưỡng nói đã thử bom nhiệt hạch thành công, chỉ hai ngày trước sinh nhật của lãnh đạo Kim Jong-un. Hội đồng cho biết sẽ thực hiện "thêm những biện pháp quan trọng" nhằm vào Triều Tiên và sẽ thảo luận về nghị quyết mới.
Trung Quốc, cũng như Nga, được coi là có tiếng nói lớn hơn so với các nước khác trong quá trình này.
Trọng Giáp
Theo VNE
Vì sao không thể xem nhẹ sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên Cho dù chưa thể kiểm chứng tuyên bố thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên, đây vẫn là hồi chuông cảnh báo về sức mạnh hạt nhân của Bình Nhưỡng. Người dân Bình Nhưỡng theo dõi bản tin công bố vụ thử bom nhiệt hạch. Ảnh:Reuters Theo CSM, tuyên bố thử bom nhiệt hạch hôm 6/1 của Triều Tiên - cho dù cường...