Nhật Bản: Thêm ca tử vong liên quan thực phẩm chức năng của công ty Kobayashi
Ngày 29/3, Công ty dược phẩm Kobayashi của Nhật Bản xác nhận ca tử vong thứ 5 liên quan tới sản phẩm bổ sung men gạo đỏ của công ty.
Công ty Dược phẩm Kobayashi thu hồi sản ph ẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguy cơ làm tổn thương thận. Ảnh tư liệu: vfa.gov.vn
Công ty đã được thông báo về các ca bệnh liên quan đến thực phẩm bổ sung “beni-koji choleste help” và đã thu hồi sản phẩm. Mối liên hệ giữa các trường hợp tử vong và thực phẩm bổ sung của Kobayashi vẫn chưa rõ ràng. Chủ tịch Công ty dược phẩm Kobayashi, Akihiro Kobayashi, sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào cuối ngày 29/3 tại Osaka để cung cấp thông tin về sự cố này.
Trước đó, ngày 22/3, Kobayashi lần đầu thông báo về tình trạng những người dùng thực phẩm bổ sung của hãng gặp phải các triệu chứng như người mắc bệnh thận. Hiện phía công ty chưa tiết lộ tuổi, giới tính hoặc địa chỉ của những người tử vong. Công ty đang nghi ngờ một chất không xác định có nguồn gốc từ nấm mốc có thể đã gây ra vấn đề nhưng chưa thể kết luận chính thức về nguyên nhân cụ thể.
Ngày 28/3, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết tổng cộng 93 người đã phải nhập viện sau khi sử dụng các thực phẩm bổ sung này, đồng thời nêu rõ Kobayashi đã nhận được khoảng 12.000 thắc mắc về các vấn đề này.
Nhật Bản thông báo ca tử vong đầu tiên do bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 13/12, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo một bệnh nhân nam giới sinh sống tại tỉnh Saitama gần thủ đô Tokyo đã tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.
Đây là ca tử vong đầu tiên do bệnh này tại Nhật Bản.
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: Shutterstock/TTXVN
Bộ trên nêu rõ bệnh nhân ở độ tuổi 30, nhiễm HIV và không có lịch sử đi lại trước đó. Nhật Bản ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ vào tháng 7/2022. Tháng 5 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế, trong bối cảnh số ca mắc mới giảm.
Trong khi đó, tại Campuchia, Bộ Y tế nước này cùng ngày thông báo phát hiện thêm một trường hợp dương tính với virus đậu mùa khỉ tại thủ đô Phnom Penh. Đây là ca mắc đậu mùa khỉ thứ 2 được xác nhận tại nước này kể từ tháng 7/2022.
Phóng viên TTXVN tại Phnom Penh dẫn thông báo của Bộ Y tế Campuchia cho biết ca bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở một nam bệnh nhân 28 tuổi, sinh sống tại ấp Pesey, phường Teuk Thla, quận Sen Sok, thủ đô Phnom Penh, bắt đầu có triệu chứng từ ngày 30/11. Kết quả xét nghiệm ngày 11/12 cho thấy bệnh nhân dương tính với virus đậu mùa khỉ. Người này đã được đưa đi cách ly.
Các đội ứng phó khẩn cấp của Bộ Y tế cấp quốc gia và của thủ đô Phnom Penh đã và đang phối hợp với chính quyền địa phương các cấp tích cực điều tra, xác định nguồn lây nhiễm, xác định các trường hợp nghi ngờ và bệnh nhân để ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng, đồng thời thực hiện chiến dịch giáo dục sức khỏe cho người dân tại khu vực phát hiện ca bệnh.
Trong thông báo, Bộ Y tế Campuchia cũng khuyến cáo về cách thức lây nhiễm và biện pháp phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ, đồng thời yêu cầu đội ngũ nhân viên y tế nâng cao nhận thức và giáo dục cho người chăm sóc, cũng như thực hiện phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng trong bệnh viện hoặc trung tâm y tế theo đúng quy trình kỹ thuật.
Đậu mùa khỉ vốn là bệnh lưu hành tại khu vực châu Phi, song trong năm 2022, số ca mắc tại khu vực châu Âu tăng đột biến, khiến WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ vào tháng 7 cùng năm. Đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc với dịch tiết từ người mang bệnh. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể dễ dàng nhận biết như sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban... Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 - 4 tuần và thời gian ủ bệnh trước khi xuất hiện triệu chứng là từ 5 - 21 ngày.
Nhật Bản cho tài xế tự chứng kiến cảnh mình lái xe khi say rượu Cảnh sát và người hướng dẫn lái xe ở Nhật Bản mới đây đã áp dụng cách tiếp cận mới với hy vọng giảm thiểu tình trạng say xỉn khi lái xe, bằng cách cho phép tài xế uống rượu bia trước khi ngồi sau tay lái. Cụ thể, trường dạy lái xe Chikushino ở TP.Fukuoka phía tây nam Nhật Bản đã cung...