Nhật Bản thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong 31 năm
Năm 2011, Nhật Bản đã bị thâm hụt cán cân thương mại lần đầu tiên trong 31 năm qua, chủ yếu do hậu quả của trận động đất, sóng thần và sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 3 năm ngoái – Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 25/1 xác nhận.
Kinh tế Nhật Bản bị tác động chủ yếu do hậu quả của trận động đất, sóng thần và sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Theo công bố của Bộ Tài chính Nhật Bản, thâm hụt thương mại trong năm 2011 đạt mức 2.500 tỷ yên (32,1 tỷ USD). Nhập khẩu đã tăng 12%, còn xuất khẩu giảm 2,7%.
Video đang HOT
Nhập khẩu của Nhật đã tăng vọt 12% do phải nhập thêm dầu mỏ, khí đốt cho các nhà máy nhiệt điện, trong khi mà giá các mặt hàng này ngày cao hơn.
Hoá đơn mà Tokyo phải thanh toán cho dầu mỏ đã tăng 21,3%, và khí lỏng hơn 37%. Sau tai nạn Fukushima, Nhật Bản đã phải cho phần lớn các lò phản ứng hạt nhân của mình ngưng hoạt động: Tính đến cuối tháng 12/2011, thì trên tổng số 54 lò phản ứng hạt nhân, chỉ có 6 đơn vị hoạt động. Ngoài ra Tokyo cũng phải gia tăng nhập khẩu thực phẩm – hơn 12%.
Trong khi đó, xuất khẩu lại giảm sụt, nhất là trong các ngành điện tử: linh kiện bán dẫn và xe hơi, đã bị tác hại nghiêm trọng mạnh sau thiên tai, với nhiều nhà máy bị phá hủy. Giới sản xuất trong các ngành này đã phải ngưng hoặc giảm lượng hàng bán ra ngoài. Nạn lụt trong mùa hè tại Thái Lan cũng đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các công ty Nhật trong lãnh vực này.
Các nhà xuất khẩu Nhật Bản cũng bị tác động của một đồng yen cao ngoạn mục. Bối cảnh kinh tế thế giới với khủng hoảng khu vực đồng euro trong giai đoạn từ giữa năm 2011, cũng không thuận lợi gì cho Nhật. Thị trường xuất khẩu đã eo hẹp lại. Lợi nhuận trao đổi với Mỹ đã tăng hơn 8,2%, nhưng với châu Âu lại giảm hơn 31,3%.
Trong khu vực châu Á, thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc, bạn hàng hàng đầu của Nhật đã tăng gấp 5 lần, trong lúc hàng xuất sang Hàn Quốc, Đài Loan lại giảm.
Giới phân tích nhận thấy là Tokyo bị “đánh” từ cả hai phía, và trong năm 2012 này, các yếu tố tiêu cực nói trên vẫn kéo dài. Giá đồng yen cao vẫn sẽ đè nặng lên xuất khẩu. Hy vọng của Nhật là bầu trời kinh tế thế giới sáng sủa hơn.
Một ngay trươc khi Chinh phu Nhât Ban công bô thâm hut thương mai lân đâu tiên trong 31 năm, giới phân tích kinh tế My dư đoan răng Nhât Ban co thê se bi thâm hut thương mai trong nhiêu năm, nêu đông yên tiêp tuc manh va nhu câu toan câu yêu. Tơ Wall Street Journal đa đăng bai trên trang nhât, vơi tưa đê “Châm dưt ky nguyên xuât khâu cua Nhât Ban”, noi vê nhưng thay đôi vê măt cơ câu ma nganh chê tao cua Nhât Ban phai đôi măt.
Bai bao noi răng, siêu cương xuât khâu Nhât Ban đang mât hêt hơi sưc vi đông yên tăng gia đên mưc ky luc buôc cac nha chê tao phai chuyên san xuât ra nươc ngoai; cuôi cung thi Nhât Ban se phai vât lôn đê trang trai ganh năng nơ nân, hiên đa lơn hơn ca nơ cua Italia nêu tinh theo ty lê phân trăm nên kinh tê.
Theo Dân Trí
IAEA đánh giá mức độ an toàn hạt nhân tại Nhật
Hơn 10 tháng sau khi thảm họa động đất - sóng thần gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima của Nhật Bản, ngày 23/1, một nhóm chuyên gia của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã tới Nhật Bản để đánh giá lại mức độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân tại nước này.
Công nhân phun nước làm mát tại lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân số 1 ở Fukushima ngày 22/3, sau thảm họa động đất và sóng thần. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Kết quả kiểm tra sẽ giúp chính phủ Nhật Bản quyết định có khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân đang tạm dừng hoạt động hay không.Nhóm chuyên gia của IAEA, gồm 10 thành viên, sẽ làm việc tại Nhật Bản trong thời gian 9 ngày để xem xét lại toàn bộ kết quả kiểm tra của chính phủ Nhật Bản về mức độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân.
Nhóm này cũng sẽ tới thăm hai lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân ở Ohi thuộc tỉnh Fukui, miền Trung Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản hiện đang có kế hoạch tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân. Kể từ sau thảm họa động đất - sóng thần ngày 11/3/2011, đa số trong tổng số 54 lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản phải tạm ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, để giải tỏa mối lo ngại của dân chúng, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt về mức độ an toàn tại các cơ sở hạt nhân .
Ông Shinichi Kuroki, Phó Giám đốc bộ phận điện hạt nhân thuộc Cơ quan an toàn công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản cho biết những đánh giá của Nhật Bản dựa trên ý kiến của các chuyên gia trong nước, nhưng "chúng tôi muốn cố gắng đạt được mức độ an toàn cao hơn theo tiêu chuẩn quốc tế"./.
Theo TTXVN
Nhật Bản: Lại rò rỉ 300 tấn nước nhiễm xạ Vào hôm thứ Năm (12/1), ban điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thông báo khoảng 300 tấn nước thải chứa các chất phóng xạ hàm lượng cao đã được phát hiện dưới một đường hầm gần tổ máy số 3. Thảm họa kép động đất sóng thần khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi liên tục gặp các sự...