Nhật Bản tham gia cuộc đua trung tâm dữ liệu châu Á
Lưu trữ thông tin ngay tại quê nhà được coi là điều quan trọng đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản.
Khi thế giới đang chuyển dần sang mạng 5G, nhu cầu về các trung tâm dữ liệu tiếp tục tăng cao
Theo Nikkei, Nhật Bản sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước thành lập trung tâm lưu trữ dữ liệu ngay tại quốc gia này bằng cách giảm thuế, cũng như cung cấp những hỗ trợ khác. Kế hoạch được đưa ra với hy vọng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của Nhật Bản và ngăn chặn việc thông tin nhạy cảm bị rò rỉ ra nước ngoài.
Hội đồng Chiến lược Tăng trưởng của chính phủ Nhật Bản hôm 12.4 đã họp để bắt đầu thảo luận sâu hơn về cách thúc đẩy đầu tư vào các trung tâm dữ liệu. Chi phí điện năng là vấn đề nổi bật trong kế hoạch vì các trung tâm dữ liệu cần phải có lượng điện cần thiết để lưu trữ thông tin. Khuyến khích xây dựng các cơ sở bên ngoài các thành phố lớn cũng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thiên tai có khả năng làm tê liệt những cơ sở hiện tập trung ở Tokyo và Osaka.
“Chúng tôi sẽ xây dựng một chuỗi cung ứng đáng tin cậy cho các chất bán dẫn tiên tiến và phân cấp vị trí của các trung tâm dữ liệu”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato nói tại cuộc họp.
Video đang HOT
Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Trung Quốc hiện là nơi có nhiều trung tâm dữ liệu nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc dự kiến sẽ có 1,7 triệu mét vuông cấu trúc trong năm nay. Nhật Bản và Úc theo sau.
Các trung tâm dữ liệu thường tiêu thụ một lượng lớn điện năng do nhu cầu làm mát thiết bị, khiến cho mức tiêu thụ điện trở thành một thước đo khác để so sánh kích thước của các trung tâm. Trung Quốc được cho là có lợi thế do không gian rộng lớn, giá điện rẻ và hạn chế tối thiểu trong việc xin phép xây dựng các cơ sở. Về mức tiêu thụ điện năng, các trung tâm dữ liệu Bắc Mỹ dẫn đầu với 51%, châu Á – Thái Bình Dương chiếm 28%.
Nikkei dẫn một nguồn tin thận cận với chính phủ Nhật Bản cho biết, Google và các gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ đang tìm cách xây dựng trung tâm dữ liệu quy mô lớn mới ở châu Á. Vì lý do bảo mật, họ không tiết lộ nơi sẽ xây dựng chúng. Nhật Bản đang hy vọng sẽ thu hút được Amazon, Google và các công ty công nghệ lớn khác của Mỹ trong kế hoạch quan trọng này.
Châu Á đưa Google vào tầm ngắm chống độc quyền
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á sẽ đưa Google vào danh sách điều tra hành vi độc quyền.
"Nhật Bản sẽ sớm áp dụng những quy định liên quan đến việc sử dụng dữ liệu và dịch vụ kỹ thuật số theo xu hướng quốc tế", Katsunobu Kato, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, phát biểu hôm 21/10.
Nhiều nước châu Á có thể sẽ điều tra hành vi độc quyền của Google.
Trước đó, Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản (JFTC) đã tăng cường giám sát với những công ty Internet của Mỹ, như Google, nhằm theo dõi hành vi độc quyền. Trong một khảo sát của Ủy ban các công ty quảng cáo kỹ thuật số Nhật Bản vào tháng 4, 75% doanh nghiệp được hỏi thừa nhận có vấn đề trong hợp đồng với Google. Tỷ lệ này cao hơn so với Facebook và Twitter. Khiếu nại phổ biến nhất là việc các hợp đồng luôn được Google tiêu chuẩn hóa, phía đối tác không thể can thiệp hoặc thay đổi theo nhu cầu của mình.
Hàn Quốc hiện cũng mạnh tay với các công ty như Google. Joh Sung-wook, người đứng đầu cơ quan chống độc quyền Hàn Quốc, cho biết nước này đã để mắt tới Google và Naver.
Tháng trước, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) cũng đã đề xuất dự luật đảm bảo công bằng cho các giao dịch trên nền tảng trực tuyến. Luật sẽ điều chỉnh quy định về hợp đồng giữa những công ty khai thác nền tảng như Google và các nhà bán lẻ trực tuyến, đồng thời đặt giới hạn với những loại dữ liệu người dùng mà các nhà khai thác thu thập từ các giao dịch đó.
Đầu tháng 10, KFTC cho biết đang điều tra hành vi phản cạnh tranh tiềm ẩn trong hệ điều hành và chợ ứng dụng, chẳng hạn Android và Play Store. Cơ quan này nhấn mạnh sẽ xem xét việc kinh doanh của Google về các giao dịch ứng dụng, qua đó xác định chúng có vi phạm Luật Thương mại Công bằng của Hàn Quốc không.
Tại Ấn Độ, báo cáo cho thấy Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ đang xem xét đơn khiếu nại của các luật sư chống độc quyền nhằm vào Google hồi tháng 6. Các luật sư cáo buộc công ty Mỹ lạm dụng vị trí thống lĩnh hệ điều hành cho Smart TV để thao túng thị trường. Bên cạnh đó, Google hiện phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ các công ty khởi nghiệp Ấn Độ về quyết định tính phí hoa hồng 30% khi thanh toán trên ứng dụng thông qua Google Play.
Philippines chưa có kế hoạch kiện Google về độc quyền, nhưng một số báo cáo gần đây cho thấy nước này đã "sẵn sàng hành động". Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Philippines, Arsenio Balisacan, đã đưa ra các tiêu chí liên quan đến quy định kinh doanh trên Internet trên báo địa phương Business Mirror. Trong khi đó, Ủy viên Amabelle Asuncion cũng đã đưa ra định nghĩa về hành vi phản cạnh tranh.
Hôm 20/10, Bộ Tư pháp Mỹ đệ đơn kiện chống độc quyền với Google với cáo buộc công ty sử dụng sức ảnh hưởng với thị trường để chống lại các đối thủ. Vụ kiện có sự tham gia của 11 bang tại Mỹ và quy mô lớn tương tự hai vụ kiện chống độc quyền nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử là với Microsoft năm 1998 và AT&T năm 1974 từng khiến "đế chế" viễn thông, điện thoại di động của Bell System sụp đổ.
Google gần đây phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi độc quyền trên toàn cầu. Năm 2019, Liên minh châu Âu phạt công ty 1,7 tỷ USD vì ngăn các trang web sử dụng công cụ tìm kiếm của đối thủ để liên hệ với các nhà quảng cáo. Năm 2017, hãng cũng bị phạt 2,6 tỷ USD vì "ưu ái gà nhà" trong kết quả tìm kiếm về lĩnh vực mua sắm. Năm 2018, với lý do ngăn các đối thủ xuất hiện trên hệ điều hành Android, công ty cũng bị phạt 4,9 tỷ USD.
Việc mua lại Fibit của Google đang bị chính phủ nhiều quốc gia để ý vì có thể liên quan đến chống độc quyền trong lĩnh vực công nghệ.
Ngoài Goolge, Nhật Bản tuyên bố sẽ hợp tác cùng Mỹ, châu Âu, mở cuộc điều tra lớn về độc quyền với cả Facebook, Amazon, Apple.
Người đứng đầu FTC của Nhật khẳng định chống độc quyền sẽ là lĩnh vực được Nhật Bản đặc biệt quan tâm. Chính quyền Tokyo sẵn sàng mở các cuộc thăm dò nếu nhận thấy có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường với người tiêu dùng ở các công ty công nghệ lớn này.
Lưu trữ dữ liệu - điều cần thiết với mọi doanh nghiệp Dữ liệu khách hàng và thị trường vừa là két sắt lưu trữ thông tin, vừa là chìa khóa mở ra cơ hội kinh doanh. Bởi vậy, việc lưu trữ bảo vệ nguồn tài nguyên này rất quan trọng. Một nguồn dữ liệu phong phú, được bảo mật tốt có thể giúp các công ty có nguồn thông tin đầu vào chính xác,...