Nhật Bản tăng cường thu hút vốn đầu tư và nhân tài từ nước ngoài
Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút 100.000 tỷ yen (khoảng 750 tỷ USD) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) vào năm 2030 và nhân tài từ nước ngoài trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Kế hoạch trên được đưa ra khi đại dịch COVID-19 và xung đột Nga-Ukraine càng nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp lý hóa và tăng cường nguồn cung cho các lĩnh vực quan trọng, và đảm bảo an ninh quốc gia.
Nhật Bản muốn nâng cao vị thế của mình như một trung tâm nghiên cứu và sản xuất, đồng thời tận dụng sự suy yếu của đồng yen để thúc đẩy đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ sử dụng kinh phí và các nguồn lực khác để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược như chất bán dẫn, số hóa, công nghệ xanh và chăm sóc sức khỏe. Nước này cũng sẽ tìm cách phát triển nguồn nhân lực cần thiết thông qua hợp tác ba bên giữa chính phủ, các công ty và giới học thuật.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất chip của TSMC tại tỉnh Kumamoto, phía Tây Nam Nhật Bản, là một ví dụ gần đây về sự chung tay của khu vực công và tư nhân, khi chính phủ quyết định mở rộng hỗ trợ tài chính.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã coi lĩnh vực kỹ thuật số và chuyển đổi xanh là những lĩnh vực đầu tư trọng điểm. Ông nhấn mạnh kế hoạch hành động trên sẽ làm cho Nhật Bản cởi mở hơn với thế giới.
Nhật Bản đã tụt hậu so với các nước khác trong thu hút đầu tư và nhân tài từ nước ngoài. Năm 2022, tổng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản đạt 270.000 tỷ yen, gấp hơn 5 lần so với FDI.
Với tình trạng thiếu lao động trầm trọng và dân số lao động dự kiến thu hẹp hơn nữa, Nhật Bản, từng được biết đến với chính sách nhập cư nghiêm ngặt, đã từng bước mở cửa cho lao động nước ngoài.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thúc đẩy một cái nhìn mới về phong cách làm việc, chính phủ sẽ xem xét các biện pháp để thu hút những người “du mục kỹ thuật số” (những người kết hợp du lịch với làm việc từ xa). Hiện tại Nhật Bản chưa cấp thị thực dành riêng cho đối tượng này, trong khi hàng chục quốc gia như Iceland và Bồ Đào Nha đã thực hiện.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng dự kiến cho phép các doanh nhân muốn bắt đầu kinh doanh tại Nhật Bản ở lại lâu hơn theo thị thực “khởi nghiệp” với thời gian lưu trú tối đa lên đến một năm.
Nhật Bản tăng cường an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G7
Cảnh sát Nhật Bản đã tăng cường an ninh tại thành phố Hiroshima để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự kiến diễn ra tại đây trung tuần tháng sau.
Cờ của các nước G7 và Liên minh châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Elmau Castle, Đức, ngày 28/6/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ngay từ bây giờ, lực lượng cảnh sát tuần tra đã được tăng cường tại khu vực trung tâm thành phố Hiroshima và khu vực gần nhà ga xe lửa chính. Các sĩ quan của Sở Cảnh sát Hiroshima, cảnh sát tỉnh Aichi và các lực lượng bên ngoài khác đã được triển khai chốt trực 24/24. Lực lượng an ninh cũng được yêu cầu kiểm tra hành lý và thẩm vấn những đối tượng có dấu hiệu khả nghi.
Ban tổ chức hội nghị đã đánh giá những rủi ro do máy bay không người lái gây ra. Chính quyền tỉnh Hiroshima đã thông qua lệnh cấm máy bay không người lái xuất hiện gần địa điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh. Cảnh sát được phép sử dụng súng gây nhiễu sóng vô tuyến để ngăn cản các thiết bị bay không người lái trên không và sử dụng máy dò có thể xác định vị trí và kiểu dáng của máy bay không người lái, cùng các thông tin khác.
Giám đốc Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Yasuhiro Tsuyuki cho biết hội nghị thượng đỉnh, dự kiến trong các ngày 19 - 21/5, sẽ diễn ra trong điều kiện đảm bảo an ninh cao độ. Ông không loại trừ nguy cơ xảy ra các hành động khủng bố quốc tế và tấn công mạng cũng như các cuộc tấn công theo hình thức "những con sói đơn độc". Có tổng cộng hơn 5.600 cảnh sát được triển khai đảm bảo an ninh tại Hiroshima.
Dự kiến, trong chương trình nghị sự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 49 của G7 này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ nhấn mạnh tới các biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh lương thực.
Thủ tướng Nhật lo ngại về sự cân bằng an ninh cho các chính trị gia Thủ tướng Kishida cho rằng vụ 1 kẻ lạ mặt ném bom khói khi ông vận động tranh cử cho thấy "thách thức trong vấn đề nên duy trì khoảng cách bao xa giữa các chính trị gia, các ứng cử viên và cử tri." Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử cho Đảng Dân...