Nhật Bản tăng cường sức mạnh tấn công bao vây Trung Quốc
Nhật Bản đang tăng cường đồng minh Mỹ – Nhật, thông qua ngoại giao cấp cao tích cực với các nước như Nga, mở ra nhiều con đường để tăng cường bảo đảm an ninh cho Nhật Bản.
Cuối tháng trước, tờ tuần san Thời đại Mỹ vừa đăng bài viết cho rằng, tháng tới, Nhật Bản sẽ điều một lực lượng chưa từng có gồm tàu chiến, binh sĩ và máy bay tới miền nam bang California, Mỹ để tham gia một cuộc diễn tập tác chiến đổ bộ. Nhà lãnh đạo Nhật Bản hy vọng, đây sẽ là bước đi đầu tiên trong chuyển đổi sách lược quốc phòng và lực lượng mặt đất của Nhật Bản.
Báo GDVN cho biết, ngày 8/5, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đăng bài viết tiến hành phân tích về tình hình quan hệ Trung-Nhật hiện nay. Bài viết cho biết, để tăng cường bảo đảm an ninh của Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tính thúc đẩy thực hiện “ngoại giao kiên quyết/dẻo dai”, tìm cách liên kết với Nga và Ấn Độ, muốn tạo ra thế bao vây đối với Trung Quốc.
Chính vì vậy, Thủ tướng Shinzo Abe mới tìm cách, trên cơ sở tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật, thông qua ngoại giao cấp cao tích cực với các nước như Nga, mở ra nhiều con đường để tăng cường bảo đảm an ninh cho Nhật Bản. Từ tháng 1/2012 đến nay, ông Shinzo Abe đã lần lượt tiến hành thăm các nước Đông Nam Á. Đối với các hành động của Trung Quốc trên biển Đông, ông Shinzo Abe quyết định muốn thông qua “luật pháp và quy tắc” để chống lại Trung Quốc. Mới đây, từ ngày 28-30/4/2013, Thủ tướng Shinzo Abe đã sang thăm Nga. Hai bên tuyên bố khởi động lại đàm phán lãnh thổ và vấn đề ký kết Hiệp ước hòa bình.
Trong chuyến đi này, các chuyên gia quân sự nhận định điều đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản hiện nay là hợp tác với Nga ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam. Trung Quốc sở dĩ trước đây không coi trọng tăng cường sức mạnh hải quân, là do mối đe dọa từ các nước ở hướng bắc và nam đang trở nên yếu đi.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ vào tháng 2 vừa qua
Trong bài viết “Bảo đảm an ninh dân chủ châu Á” cuối năm 2012, ông Shinzo Abe từng viết “Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hawaii (Mỹ) đã hình thành thế vững chắc để bảo vệ an ninh châu Á “.
Video đang HOT
Bài viết trên tờ Sankei Shimbun Nhật Bản cho rằng ông Shinzo Abe đến thăm Nga lần này có một phần rất lớn đến từ Nga. Vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông đang mở rộng. Căn cứ vào “Điều lệ quân sự Nga” tháng 2/2010, khả năng Nga và các nước châu Âu xảy ra tranh chấp tương đối nhỏ, trong khi đó ở khu vực Viễn Đông, một loạt mối đe dọa “chính diện” đang tăng lên.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) muốn viết vào “Đại cương kế hoạch phòng vệ” bản sửa đổi các nội dung như năng lực tấn công căn cứ đối phương, tăng cường năng lực tác chiến đổ bộ, gây sự chú ý mạnh mẽ cho dư luận bên ngoài.
Ngoài ra, một diễn biến khác trong tuần qua, Nhật Bản tuyên bố họ có kế hoạch điều 3 tàu chiến tiên tiến nhất, lớn nhất, 250 binh sĩ lực lượng mặt đất và máy bay trực thăng, đến doanh trại Pendleton tại bang California, cùng lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ tiến hành diễn tập quân sự đổ bộ. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ tiến hành huấn luyện 3 tuần ở đó, học hỏi đổ bộ đoạt bãi, diễn tập máy bay trực thăng và tập kích thuyền máy nhỏ, phối hợp với tàu tiếp tế bố trí sẵn, và thực hiện các hành động liên hợp với lực lượng của phía Mỹ và các nước khác.
Được Mỹ hậu thuẫn, lực lượng vũ trang Nhật Bản mặc dù mang danh nghĩa “Lực lượng Phòng vệ”, nhưng năng lực tấn công lại không ngừng tăng cường. Ở thời điểm này, Nhật Bản dễ dàng sở hữu khả năng tấn công các mục tiêu của kẻ thù.
Theo vietbao
Mỹ "tiêm" 10 tỷ Usd vũ khí, Israel mạnh nhất khu vực?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Israel hôm qua (22/4) đã công bố một hợp đồng mua bán vũ khí trị giá lên tới 10 tỷ USD nhằm tăng cường sức mạnh của quân đội Nhà nước Do Thái ở Trung Đông trong bối cảnh bất ổn trong khu vực đang ngày một gia tăng.
Tái khẳng định cam kết không thể lay chuyển của Mỹ đối với an ninh Israel, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - ông Chuck Hagel cho biết, hợp đồng vũ khí này bao gồm các tên lửa chống xạ, ra-đa lùng chiến đấu cơ tối tấn, máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 và máy bay chở hàng-chở quân V-22 Osprey.
"Chúng tôi đang thực hiện bước đi tiếp theo trong mối quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Israel", ông Hagel nhấn mạnh trong một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Israel - ông Moshe Ya"alon tại Tel Aviv, đồng thời thêm rằng, những loại vũ khí mới này sẽ giúp Israel bảo vệ vững chắc hơn bầu trời của mình trong các thập kỷ tới.
Máy bay tiếp nhiên liệu KC-135
Ông Hagel nói: "Máy bay V-22 đến nay mới lần đầu tiên được xuất xưởng cho một quốc gia bên ngoài này sẽ được cung cấp cho Không lực Israel với tầm bay xa và tốc độ cao nhằm đối phó với những mối đe dọa khôn lường".
Đây là động thái mới nhất của Mỹ trong việc tăng cường sức mạnh quân sự cho đồng minh Israel giữa lúc tình hình Trung Đông đang có không ít bất ổn.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc đã đến Israel hôm Chủ Nhật (21/4) , điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du kéo dài 1 tuần của ông tới Trung Đông, trong đó có Jordan, Ai Cập, Ả-Rập Xê-út, và Các Tiểu Vương quốc Ả-Rập Thống nhất.
Đây cũng là chuyến công du chính thức đầu tiên của ông tới quốc gia đồng mình nay kể từ sau khi nhậm chức hồi đầu năm nay. Chương trình hạt nhân của Iran cùng với cuộc khủng hoảng Syria là những vấn đề trọng tâm chính được ông đem tới bàn thảo với đồng sự Israel trong chuyến công du lần này.
Mỹ "bật đèn xanh" cho Israel tấn công Iran?
Trong bài phát biểu trước báo giới trong chuyến bay từ Washington đến Tel Aviv hôm Chủ Nhật, ông Hagel từng nhấn mạnh, hợp đồng vũ khí với Israel là "một thông điệp rõ ràng" với Iran, mối đe dọa "thực sự" của Mỹ cũng như Israel.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bày tỏ hy vọng về việc có thể chấm dứt mối đe dọa hạt nhân từ Iran theo cách thức phi quân sự. Tuy nhiên, ông Hagel cũng nhấn mạnh rằng Washington sẵn sàng "bật đèn xanh" cho Israel quyết định khi nào có thể tấn công Iran để tự vệ.
Tuy vậy, ông Hagel cũng thừa nhận, Mỹ và Israel vẫn còn khác biệt trong quyết định khi nào có thể sử dụng hành động quân sự đối với Tehran .
Ông nhấn mạnh, Israel có quyền tự phòng thủ trước mối đe dọa hạt nhân của Iran, viện dẫn tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến công du tới Tel Aviv hồi tháng trước rằng: "Israel có quyền tự vệ và phòng thủ".
"Để đối phó với Iran , tất cả mọi lựa chọn cần phải đặt lên bàn". Ông đã khẳng định như vậy trong chuyến công tác lần này, nhưng trước kia, ông từng nói ông chưa nhìn thấy "tính khả thi và sự cần thiết" của việc sử dụng lựa chọn quân sự đối với Iran .
Khi được hỏi, liệu Israel có nên đơn phương tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran hay không, ông Hagel cho biết, Israel là một quốc gia có chủ quyền và "mọi quốc gia có chủ quyền đều có quyền tự vệ".
Về phần mình, ông Ya'anlon cho biết, trong khi Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao đối với vấn đề Iran, nhưng Iran cũng phải hiểu rằng, họ nên chấm dứt các hoạt động hạt nhân, nếu không hậu quả sẽ khó lường.
Ông nói: "Chúng tôi tin rằng lựa chọn quân sự chỉ là biện pháp cuối cùng..Tuy nhiên, nếu không có biện pháp quân sựm thì cũng sẽ không có hy vọng thế chế Iran tự chấm dứt chương trình hạt nhân".
Trong một nhận định của mình, chuyên gia phân tích Reuven Ben Shalom cho rằng:"Năng lực của Israel luôn luôn là độc nhất trong khu vực, luôn đi trước một bước. Và các loại vũ khí mà Israel mua của Mỹ sẽ biến Israel thành một quốc gia mạnh nhất trong khu vực và giúp nước này tăng cường sức mạnh phòng thủ. Tuy vậy, Israel chưa đủ khả năng mở một cuộc tấn công nhằm vào Iran nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ".
Theo vietbao