Nhật Bản ’sốc’ khi Ấn Độ sắp vượt qua để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
Từng là một cường quốc kinh tế khiến nhiều người trên thế giới phải ghen tị, Tokyo đã lo ngại sâu sắc rằng nền kinh tế của Trung Quốc và Đức đã vượt qua Nhật Bản – và Ấn Độ cũng sẽ như vậy vào năm tới.
Trong ước tính được công bố vào cuối tháng 4 vừa qua, IMF chỉ ra rằng GDP danh nghĩa của Ấn Độ sẽ đạt 4,34 nghìn tỷ USD vào năm 2025, vượt qua mức 4,31 nghìn tỷ USD của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Đài phát thanh quốc tế Deutsche Welle (Đức), thông báo rằng vào năm 2025, Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa tính bằng đồng đô la Mỹ đã gây sốc cho Tokyo, nơi cho đến năm 2010 vẫn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng hiện đang trên đà tụt xuống vị trí thứ năm.
Trong ước tính được công bố vào cuối tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng GDP danh nghĩa của Ấn Độ sẽ đạt 4,34 nghìn tỷ USD (4,03 nghìn tỷ euro) vào năm 2025, vượt qua mức 4,31 nghìn tỷ USD của Nhật Bản. Thời điểm Ấn Độ vươn lên vị trí thứ tư trên thế giới đến sớm hơn một năm so với ước tính gần đây nhất của IMF, phần lớn là do đồng yên yếu đi.
Sự suy giảm vị thế kinh tế toàn cầu của Nhật Bản diễn ra sau khi chính phủ nước này xác nhận rằng họ tụt lại sau Đức vào năm 2023. Cú sốc về việc Ấn Độ khả năng vượt qua Nhật Bản vào năm tới có thể so sánh với năm 2010, khi Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Martin Schulz, nhà kinh tế chính sách hàng đầu của Tổ chức Thông tin Thị trường Toàn cầu thuộc Fujitsu, cho biết: “Đối với Nhật Bản, đây là một mối lo ngại rất lớn – nhưng rất ít người nói về nó một cách công khai vì nó rất đáng xấu hổ và rất khó giải quyết”.
Theo chuyên gia kinh tế Schulz, những vấn đề mà nước này phải đối mặt đã được Shinzo Abe nhận ra khi ông trở thành thủ tướng vào năm 2012 và công bố các kế hoạch sâu rộng mang tên “Abenomics” nhằm thúc đẩy tăng trưởng của Nhật Bản.
Và trong khi hai trong số “ba trụ cột” của chính sách trên – nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản và kích thích tài chính thông qua chi tiêu của chính phủ – đạt được mức độ thành công tốt, thì trụ cột thứ ba, về cải cách cơ cấu, lại không thành công.
“Toàn bộ ý tưởng của Abenomics là thúc đẩy tăng trưởng ở các doanh nghiệp, nhưng cải cách cơ cấu cũng cần thiết để thúc đẩy năng suất. Tuy nhiên, điều đó rất khó thực hiện ở một quốc gia đang già hoá dân số và có khả năng chống lại sự thay đổi đối với quá trình số hóa; trong khi những người có giữ chức vụ trong một thời gian dài chỉ đơn giản là thích cách làm cũ hơn”, chuyên gia Schulz nêu rõ.
Giống như những nơi khác, đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn đang có tác động rõ rệt đến nền kinh tế Nhật Bản, nhưng các chỉ số khác cho thấy một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã gây áp lực mới lên Tokyo khi công bố báo cáo mới nhất về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào ngày 2/5.
Trong khi OECD dự đoán mức tăng trưởng của toàn thế giới là 3,1%, so với mức 2,9% trong báo cáo trước đó, và dự báo rằng cả Mỹ và Trung Quốc sẽ vượt xa những dự đoán trước, tổ chức có trụ sở tại Pháp này đã cắt giảm mức tăng trưởng của Nhật Bản từ mức 1% đã dự kiến ba tháng trước đó xuống 0,5%.
Naomi Fink, chiến lược gia toàn cầu và Giám đốc điều hành của Nikko Asset Management ở Tokyo, cho biết một số tình trạng bất ổn kinh tế của Nhật Bản có thể liên quan đến ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế trì trệ.
“Cả Mỹ và Nhật Bản đều là những thị trường phát triển và không thể kỳ vọng tăng trưởng nhanh như các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, nơi tầng lớp trung lưu đang chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP, cơ sở hạ tầng vẫn cần được xây dựng và tóm lại, toàn bộ nguồn lực vẫn chưa được huy động”, bà Fink nói.
Theo chuyên gia Fink, chìa khóa cho sự tăng trưởng trong tương lai ở Nhật Bản sẽ là đầu tư vào tăng năng suất – công nghệ, vốn nhân lực, cải tiến quy trình kinh doanh – vì tăng dân số sẽ không còn là động lực chính cho việc phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, Nhật Bản không thể sánh được với mức đầu tư của Ấn Độ vào cơ sở hạ tầng và tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng, trong khi Đức đã vượt qua Nhật Bản chủ yếu nhờ sự sụt giảm nhanh chóng của đồng yên so với đồng euro trong 12 năm qua.
Những lý do khiến đồng yen suy yếu và tác động tới nền kinh tế Nhật Bản
Đồng yen đã giảm mạnh xuống thấp kỷ lục, đến mức giá trị của đồng tiền này đã quay trở lại mức hồi năm 1990, ngay sau khi "nền kinh tế bong bóng" nổi tiếng của Nhật Bản vỡ tung.
Đồng tiền mệnh giá 10.000 yen của Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo trang The Guardian (Anh), đồng yen được giao dịch ở mức 160 yen đổi 1 USD hôm 29/4, thiết lập mức thấp mới so với đồng USD trong 34 năm trong phiên giao dịch đầy biến động. Vài năm trước, đồng tiền Nhật Bản được giao dich ở mức gần 100 yen đổi 1 USD.
Giới chuyên gia nhận định sự trượt dốc ngày càng nhanh của đồng yen có thể là tin xấu đối với người dân Nhật Bản. Đồng yen giảm có thể gây áp lực lên các hộ gia đình khi chi phí nhập khẩu gia tăng. Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu để cung cấp năng lượng và thực phẩm, đồng nghĩa với việc lạm phát có thể gia tăng.
Tuy nhiên, đồng yen yếu hơn có thể mang lại lợi nhuận khủng cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Và đối với khách du lịch đến thăm Nhật Bản, đồng tiền của họ sẽ trở nên có giá trị cao hơn.
Lý do đồng yen suy giảm
Đồng yen đã trượt giá liên tục trong hơn ba năm, mất hơn 1/3 giá trị kể từ đầu năm 2021.
Giới phân tích đã chỉ ra một số yếu tố khiến giá trị của đồng yen sụt giảm. Thứ nhất đồng yen giảm vì các nhà đầu tư đang bán ra - và các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vì sự sụt giảm giá trị. Trong những trường hợp như vậy, thị trường sẽ bước vào một vòng lặp tự hoàn thiện.
Do đồng tiền giảm giá, các nhà xuất khẩu không thể khuyến khích chuyển đổi tiền thu được từ nước ngoài thành đồng yen, khiến nhu cầu càng giảm.
Tuy nhiên, cũng có những lý do chính sách quan trọng khiến đồng tiền này sụt giảm mạnh.
Trong nhiều năm, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã giữ lãi suất ở mức cực thấp để kích thích lạm phát gia tăng trong nền kinh tế, cũng như thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng và thúc đẩy nhu cầu.
Hồi tháng 2, trước tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng và đồng yen suy yếu, Nhật Bản đã bị Đức vượt lên trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và rơi vào suy thoái.
Khi lãi suất thấp được coi là yếu tố chính khiến đồng yen sụt giảm nhanh chóng, tháng trước BOJ đã chấm dứt chính sách giữ lãi suất chuẩn dưới 0, nâng lãi suất chính sách ngắn hạn từ -0,1% lên 0 đến 0,1% .
Sau quyết định đó, thị trường tập trung vào tốc độ tăng lãi suất hơn nữa. Hôm 26/4, BOJ tuyên bố sẽ giữ lãi suất ổn định, báo hiệu rằng việc tăng thêm lãi suất sẽ không xảy ra. Điều này gây ra một đợt bán tháo đồng yen khác, gây thêm áp lực lên đồng tiền này. Chính làn sóng bán tháo này đã khiến đồng yen giảm xuống mức 160 yen đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ năm 1990.
Tác động đối với nền kinh tế
Màn hình hiển thị tỷ giá hối đoái giữa đồng yen Nhật và USD khi giá trị đồng tiền này giảm. Ảnh: EPA
Giá trị thấp của đồng yen trong nhiều thập kỷ đồng nghĩa với việc giá trị của các đồng ngoại tệ khác sẽ ngày càng tăng lên trong lĩnh vực du lịch. Ngoài đồng USD, đồng yen cũng đã chạm mức thấp nhất trong nhiều năm so với đồng euro, đồng AUD và đồng nhân dân tệ Trung Quốc.
Tất cả những đồng ngoại tệ này đều có tác động mạnh mẽ tới thị trường du lịch của Nhật Bản. Trong tháng 2, Nhật Bản ghi nhận 2,79 triệu lượt khách nước ngoài, mức kỷ lục trong tháng.
Tuy nhiên, tiêu dùng trong nước vẫn là một điểm yếu lớn. Các hộ gia đình có xu hướng trở thành nhà nhập khẩu ròng và đang phải đối mặt với mức giá cao hơn do đồng yen suy yếu.
Đồng yen suy yếu cũng là một yếu tố khiến các nhà đầu tư lớn của Nhật Bản quyết định giữ tiền ở nước ngoài, nơi có thể kiếm được lợi nhuận tốt hơn. Xu hướng này càng trở nên trầm trọng hơn do đồng USD tăng bất thường, điều này có nghĩa là các khoản đầu tư và tài sản của Mỹ mang lại lợi nhuận tốt hơn nhiều cho các tổ chức tài chính lớn.
Phản ứng của giới chức Nhật Bản
Trong những năm gần đây, chính quyền Nhật Bản đã can thiệp để nâng cao giá trị đồng yen vì đồng nội tệ suy yếu sẽ ngăn cản nước này đạt được mục tiêu lạm phát bền vững. Hơn nữa, việc tăng giá trị đồng yen có thể giúp tăng tiêu dùng trong nước và đầu tư địa phương.
Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ ba lần vào năm 2022, bán USD dự trữ để mua đồng yen. Tokyo ước tính đã chi khoảng 60 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền vào thời điểm đó.
Hôm 29/4, sau một thời gian ngắn chạm mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, đồng yen tăng mạnh, khiến các nhà giao dịch nghi ngờ rằng sau nhiều tuần đe dọa can thiệp, Nhật Bản đã vào cuộc để hỗ trợ đồng tiền nội tệ.
Nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản, Masato Kanda, từ chối bình luận khi được hỏi liệu chính quyền Tokyo có can thiệp vào vấn đề này hay không.
Ông Nicholas Chia, chiến lược gia vĩ mô châu Á tại Ngân hàng Standard Chartered ở Singapore nhận định: "Động thái hôm nay, nếu thể hiện sự can thiệp của chính quyền, khó có thể là động thái chỉ xảy ra một lần. Chúng ta có thể mong đợi nhiều động thái hơn từ Bộ Tài chính Nhật Bản, nếu tỷ giá lại tăng lên mức 160 yen đổi 1 USD. Theo một nghĩa nào đó, mức 160 đại diện cho ngưỡng giới hạn mới đối với chính quyền nước này".
Nhân tố mới khiến đồng yen của Nhật Bản trượt giá Các nhà đầu tư cá nhân Nhật Bản đã nổi lên như một nhân tố mới khiến đồng yen trượt giá liên tục, làm phức tạp thêm các nỗ lực hỗ trợ đồng tiền này của chính phủ. Đồng tiền mệnh giá 10.000 yen tại thành phố Yokosuka, quận Kanagawa (Nhật Bản). Ảnh: AFP/TTXVN Sự sụt giảm giá trị của đồng yen kể...