Nhật Bản siết chặt quy định sản xuất rượu whisky
Nhằm bảo vệ các sản phẩm nội địa và chống hàng giả, từ ngày 1/4, các sản phẩm rượu whisky Nhật Bản phải đáp ứng một số quy định mới.
Giá whisky của Nhật Bản tăng cao. Ảnh: Reuters
Rượu whisky của Nhật Bản rất nổi tiếng trên thế giới. Nhu cầu đối với loại rượu whisky danh tiếng này trên các thị trường nước ngoài đã tăng vọt trong những năm gần đây, khiến giá cả tăng cao, đặc biệt là các loại rượu lâu năm hiếm có. Tuy nhiên, các nhà sản xuất và khách hàng ngày càng lo ngại hàng giả, hàng nhái khi các loại đồ uống được sản xuất ở những nơi khác, thậm chí không phải rượu whisky, lại được thị trên thị trường là “rượu whisky Nhật Bản”.
Nhằm bảo vệ các sản phẩm nội địa và chống hàng giả, từ ngày 1/4, các sản phẩm rượu whisky Nhật Bản phải đáp ứng một số quy định mới. Cụ thể, các sản phẩm rượu whisky Nhật Bản phải sử dụng nguồn nước lấy từ Nhật Bản và các thùng rượu whisky phải được lưu trữ tại Nhật Bản trong ít nhất 3 năm, cùng với một số quy định khác.
Video đang HOT
Mặc dù người vi phạm không phải đối mặt các biện pháp trừng phạt, song các nhà sản xuất đã hoan nghênh quy định mới, coi đây là biện pháp bảo vệ hình ảnh sản phẩm trên toàn thế giới.
Nhà sản xuất đồ uống lớn Suntory của Nhật Bản chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng những quy định mới sẽ góp phần tạo nên danh tiếng của rượu whisky Nhật Bản vì giúp khách hàng quốc tế dễ dàng phân biệt sản phẩm của chúng tôi với các sản phẩm khác”.
Các chuyên gia cho biết Nhật Bản có khoảng 100 nhà máy sản xuất rượu. Từ năm 2000 đến nay, sản phẩm các nhà máy này luôn được ưa chuộng. Kim ngạch xuất khẩu rượu whisky Nhật Bản hằng năm đạt 56 tỷ yen (370 triệu USD) trong năm 2022, tức tăng gấp 14 lần so với 10 năm trước. Con số này giảm xuống 50 tỷ yen vào năm 2023.
Các thương hiệu như Yoichi 10 của Nikka Whisky và Yamazaki 12 đã giành được các giải thưởng quốc tế uy tín và hiện các nhà sản xuất đã lên kế hoạch sản xuất trước hàng thập kỷ để có thể đáp ứng nhu cầu sau này. Sản phẩm Hibiki 17 của Suntory đã được quảng bá trong bộ phim ăn khách “Lost in Translation”, theo đó nhân vật do Bill Murray thủ vai đã quảng cáo thức uống này với câu thoại: “For relaxing times, make it Suntory time” (tạm dịch: Để có những phút giây thư giãn, hãy chọn Suntory).
Xuất khẩu khí hóa lỏng Nga tăng bất chấp phương Tây phong tỏa năng lượng
Xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Nga trong tháng 10 lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua, giữa thời điểm thế giới, nhất là châu Âu, rốt ráo giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.
Sản lượng LNG xuất khẩu của Nga trong tháng 10 tăng. Ảnh: Oiprice.com
Trong tháng 10, sản lượng LNG xuất khẩu của Nga tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2022, thời điểm Nga vừa mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Châu Âu chưa cấm vận LNG hay khí đốt tự nhiên vận chuyển bằng đường ống của Nga. Nhưng nhiều nhà nhập khẩu đã tìm cách hạn chế tối đa lượng khí đốt mua từ Nga. Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét kế hoạch áp mức giá trần với khí đốt do Nga cung cấp, nhưng nội bộ khối chưa đạt được thống nhất do nhiều thành viên có ý kiến khác biệt.
Lượng khí đốt Nga xuất sang châu Âu bằng đường ống trong thời gian qua rớt xuống mức đặc biệt thấp sau khi tập đoàn Gazprom (Nga) cắt nguồn cung đối với một số nước EU từ chối tuân thủ quy trình thanh toán bằng đồng rúp.
Gazprom hồi tháng 6 từng giảm nguồn cung khí đốt vận chuyển sang Đức qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) với lý do khó khăn bảo trì turbine khí vì trừng phạt của phương Tây. Từ đầu tháng 10, Gazprom dừng cung cấp khí qua Nord Stream sau khi xuất hiện sự cố nghi do hành động phá hoại nhằm vào tuyến đường ống này.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu LNG của Nga vẫn giữ được đà tăng trưởng, với những nước nhập khẩu lớn nhất là Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản. Trung Quốc tăng mua LNG từ Nga, vì muốn tận dụng cơ hội mua với mức giá rẻ hơn so với giá LNG trên thị trường giao ngay. Riêng trong tháng 9/2022, nhập khẩu LNG của Trung Quốc từ Nga tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ, Nhật Bản và Mông Cổ muốn đối thoại với Triều Tiên Mỹ, Nhật Bản và Mông Cổ kêu gọi Triều Tiên tiến hành đối thoại liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này trong bối cảnh mối quan ngại gia tăng về khả năng Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ bảy. Hình ảnh chụp từ vệ tinh bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên ngày...