Nhật Bản sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên cạn
Nhật Bản lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên cạn vào năm tới, trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại bán đảo Triều Tiên, một nguồn tin chính phủ cho biết.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên cạn của Mỹ triển khai tại Romania. (Ảnh: Reuters)
SCMP trích dẫn nguồn tin chính phủ ngày 17/8 cho hay Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang lên kế hoạch tìm kiếm và kêu gọi tài trợ tài chính cho dự án xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên cạn nhằm ứng phó với mối hiểm họa tiềm ẩn từ tên lửa của Triều Tiên.
Trước đó, cơ quan này chỉ lên phương án xin hỗ trợ ngân sách để thực hiện nghiên cứu về hệ thống phòng thủ này. Tuy nhiên, sau 2 vụ thử lên lửa đạn đạo liên lục địa liên tiếp của Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã quyết định đẩy nhanh tốc độ dự án.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng sẽ thành lập một đơn vị không gian mới trong Lực lượng Phòng vệ. Lực lượng này có nhiệm vụ bảo vệ các vệ tinh của Nhật Bản và Mỹ, vốn được dùng để cảnh báo hoạt động phóng tên lửa đạn đạo.
Trong bản đề xuất ngân sách dự kiến được đệ trình vào cuối tháng 8, Bộ Quốc phòng để ngỏ kinh phí cụ thể để nghiên cứu và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa vì cần tham khảo tư vấn từ phía Mỹ. Đến cuối năm nay, Bộ Quốc phòng sẽ đưa ra con số chính xác.
Hiện tại, Nhật Bản đang sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên tàu khu trục, được trang bị tên lửa đánh chặn SM-3 có thể ngăn chặn tên lửa tấn công ở trên không. Nếu hệ thống Aegis trên tàu khu trục thất bại trong việc đánh chặn, hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 đất đối không sẽ được kích hoạt để ngăn chặn mục tiêu tấn công.
Video đang HOT
Hệ thống Aegis trên cạn có cấu tạo tương tự hệ thống Aegis trên tàu khu trục, chỉ khác là nó được triển khai trên mặt đất. Tuy nhiên, nó giúp cho Lực lượng phòng vệ dễ thực hiện các nhiệm vụ đánh chặn mục tiêu do nó được triển khai cố định.
Một ước tính cho thấy Nhật Bản có thể phải bỏ ra hơn 700 triệu USD cho hạng mục hệ thống Aegis trên cạn. Con số này có thể tăng hơn nữa trong trường hợp chính phủ Nhật phải bỏ tiền ra để mua đất nhằm triển khai hệ thống.
Ngoài ra, hệ thống đánh chặn SM-3 Block IIA đang được Mỹ và Nhật Bản phối hợp phát triển cũng có thể được trang bị cho bãi phóng của hệ thống Aegis trên cạn. Điều này sẽ giúp Nhật Bản mở rộng phạm vi phòng thủ và tấn công mục tiêu chính xác hơn.
Việc triển khai hệ thống phòng thủ mới sẽ giúp tăng cường khả năng phòng vệ của Nhật Bản nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về việc có thể khiến cho căng thẳng khu vực leo thang.
Trước đó vào ngày 12/8, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố cân nhắc việc phóng 4 tên lửa tấn công đảo Guam của Mỹ, Nhật Bản đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 tại 4 tỉnh phía Tây, nơi tên lửa Triều Tiên có thể bay qua.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Phát hiện hoạt động lạ trên tàu ngầm Triều Tiên
Hình ảnh mà vệ tinh mới chụp được về các căn cứ quân sự Triều Tiên dường như cho thấy nước này đang kiểm tra hạm đội tàu ngầm tên lửa.
Hình ảnh ghi lại được cho thấy những gì đang diễn ra tại một địa điểm thử nghiệm khá giống với những hoạt động trước vụ thử tên lửa đạn đạo Pukguksong-1 từ tàu ngầm hồi tháng 8/2016.
Ảnh vệ tinh về Nhà máy đóng tàu SINPO của Triều Tiên cho thấy có những thay đổi trên tàu. (Ảnh: DigitalGlobe/38 North)
Theo báo NEWS, những hình ảnh trên xuất hiện sau khi Tổng thống Donald Trump cảnh báo Triều Tiên rằng quân đội Mỹ đã khóa (mục tiêu) và nạp (đạn đầy đủ) nếu Triều Tiên hành động dại dột. Bình Nhưỡng cáo buộc ông Trump đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh.
Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ và Hàn Quốc sẽ vẫn tiến hành cuộc tập trận chung như đã định trong 10 ngày. Hành động này chắc chắn sẽ khiến Triều Tiên càng tức giận.
Nhà quan sát tình hình Triều Tiên Joseph Bermudez thuộc tổ chức 38 North đã phát hiện những thay đổi trên một tàu ngầm và cơ sở mà tàu đang neo đậu.
"Hình ảnh vệ tinh thương mại gần đây chứng tỏ một số diễn biến cho thấy Triều Tiên có thể đang tăng tốc phát triển bộ phận sức mạnh hạt nhân trên biển", ông Bermudez nói. "Lần khác duy nhất thấy như vậy là hồi tháng 5-7/2016 và trước vụ thử Pukgukhsong-1 bất thành ngày 9/7/2916.
Ảnh vệ tinh cho thấy những thay đổi về số lượng và kiểu loại một số bộ phận ở nhà máy đóng tàu và khu vực kho. (Ảnh: DigitalGlobe/38 North)
Tên lửa đạn đạo tầm xa (ISBM) và các tên lửa cùng loại lắp đặt trên tàu ngầm (SLBM) là vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân, có thể bắn tới Bờ Tây của Mỹ, gồm các thành phố như Los Angeles và Seattle. Tuy nhiên, Triều Tiên được tin là đã phát triển năng lực kỹ thuật để lắp vừa đầu đạn hạt nhân lên một SLBM.
Các nhà chức trách Mỹ nói Triều Tiên hiện đang phát triển năng lực tên lửa từ tàu ngầm. Giới quan sát tin rằng, mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên hiện chưa được đánh giá đúng mức. Bình Nhưỡng tuyên bố đã thực hiện thành công vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trong tháng 7.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đẩy mạnh phát triển tên lửa trong thời gian gần đây. (Ảnh: AP)
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo nói ông sẽ không ngạc nhiên nếu Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa.
"Tôi hoàn toàn tin chắc lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ tiếp tục cố gắng phát triển chương trình tên lửa. Ông ấy đã cho tiến hành 2 vụ hồi tháng 7, nên sẽ không làm tôi ngạc nhiên nếu có thêm vụ thử nghiệm tên lửa khác nữa", ông Pompeo nói với Fox News.
Cũng theo Giám đốc CIA, "không có gì sắp xảy ra hiện nay" và việc Triều Tiên đẩy mạnh phát triển một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn tới Mỹ là "một mối đe dọa rất nghiêm trọng và chính quyền Mỹ sẽ hành xử với Triều tiên theo hướng này".
Theo Vietnamnet
Mỹ-Hàn tập trận bất chấp căng thẳng với Triều Tiên Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ tổ chức tập trận chung vào cuối tháng này, bất chấp căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Quân đội Mỹ-Hàn tham gia một cuộc tập trận gần biên giới với Triều Tiên. Các quan chức quân sự Hàn Quốc ngày 11.8 thông báo, cuộc tập trận thường niên Người bảo vệ tự do...