Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra nào cho Việt Nam?
Khả năng cao là Nhật Bản sẽ chỉ có thể cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra bờ biển cỡ 1.000 tấn trở xuống.
Phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-la 13 tại Singapore hôm 1/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: “Việt Nam sẽ nhận tàu tuần tra bờ biển từ Nhật Bản vào đầu năm 2015″. Theo các báo cáo trước đây, các tàu tuần tra này có thể được trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ thực thi pháp luật hàng hải, chống nạn buôn lậu, bảo vệ môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn…
Theo thông tin đã đăng tải từ trước thì Việt Nam sẽ nhận được tổng cộng 10 chiếc tuần tra từ Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG). Hiện nay, JCG sở hữu đội tàu tuần duyên hiện đại, đông đảo nhất thế giới lên tới 455 chiếc cùng 73 máy bay (trực thăng, máy bay cánh bằng) các loại. Vậy liệu Việt Nam nhận được loại tàu nào, kích cỡ ra sao?
Khả năng cao là Việt Nam chỉ có thể nhận được các tàu tuần tra đã qua sử dụng, đến hạn nghỉ hưu trong Cảnh sát biển Nhật Bản. Nếu như Nhật Bản có quyết định cung cấp các tàu 1.000 tấn cho Việt Nam thì khả năng lớn chỉ có thể nằm ở lớp tàu Shiretoko được đóng từ năm 1978, hiện có 18 chiếc đã thôi phục vụ. Lớp tàu này (trong ảnh) có lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn, dài 77,8m, trang bị pháo 20mm, tốc độ tàu 20 hải lý/h.
Ở mức dưới 1.000 tấn thì Nhật Bản có nhiều lớp tàu tuần tra có lượng giãn nước trải dài từ 500-130 tấn và dưới 100 tấn. Trong ảnh là loại tàu tuần tra lớp Teshio có lượng giãn nước 500 tấn.
Video đang HOT
Một trong 3 lớp tàu tuần tra có lượng giãn nước 350 tấn của Nhật Bản – lớp Toraka. Các tàu kiểu này đều được vũ trang nhẹ với pháo 20mm hoặc 40mm cùng súng phun nước áp lực cao.
Lớp tàu tuần tra lượng giãn nước 220 tấn Tsurigi, dài 50m, có tốc độ hành trình rất cao – 50 hải lý/h, trang bị hỏa lực pháo 20mm. Tuy nhiên, lớp tàu này đưa vào sử dụng từ năm 2001 nên khó có khả năng được cho nghỉ hưu vào thời điểm này.
Một trong 2 lớp tàu tuần tra lượng giãn nước 180 tấn – lớp Mihashi.
Ngoài ra, Nhật Bản còn sử dụng một số loại tàu tuần tra cỡ nhỏ, dưới 100 tấn. Trong ảnh là một trong 4 lớp tàu dài 35m – lớp Hayanami được trang bị tới 4 súng phun nước tự động.
Một loại tàu tuần tra nhỏ dài 30m.
Tàu tuần tra dài 23mm của JCG.
Trước Việt Nam, Philippines đã được Nhật Bản quyết định viện trợ cho 10 tàu tuần tra có lượng giãn nước khoảng 180 tấn, dài 40m (có thể là lớp tàu Mihashi). Không loại trừ khả năng, Việt Nam cũng sẽ nhận được những chiếc tàu tương tự. Trong ảnh là một loại tàu tuần tra do Nhật Bản chế tạo, viện trợ cho Cảnh sát biển Philippines (PCG).
Theo Kiến thức
Chuyên gia Ấn đề xuất lập lực lượng bảo vệ bờ biển chung đối phó TQ
Ông Jayadeva Ranade, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc về Phân tích và Chiến lược (CCAS) của Ấn Độ, nhận định: với việc triển khai giàn khoan dầu Hải Dương-981 trị giá 1 tỷ USD, Trung Quốc đã chọn cách làm leo thang mạnh mẽ căng thẳng trong khu vực.
Ngoài ra, việc 81 tàu có vũ trang của Trung Quốc hộ tống giàn khoan cũng truyền đi một thông điệp hoàn toàn không thể nhầm lẫn tới tất cả các nước trong khu vực rằng Bắc Kinh nhất quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nếu cần thiết bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Tàu Trung Quốc tìm cách chặn tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan mà Trung Quốc hạ đặt trái phép. Ảnh: TTXVN
Theo ông Jayadeva Ranade, các nước trong khu vực phải lường trước mọi tình huống trong tương lai gần khi Trung Quốc thống trị vùng biển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và kiểm soát các tuyến hàng hải.
Với vị thế và sức mạnh của Trung Quốc, các nước khác trong khu vực xem ra không có nhiều giải pháp ngoài việc phải phối hợp với nhau nhằm bảo đảm rằng các tuyến hàng hải quốc tế và thương mại trên biển phải được tự do thông thương. Họ cũng có thể hợp tác để cố gắng bảo đảm rằng các vùng lãnh thổ có tranh chấp, dù trên đất liền hay trên biển đều không được giải quyết bằng vũ lực.
Điều này sẽ chỉ có thể nếu tất cả các nước trong khu vực quyết định cùng nhau thảo luận vấn đề với Bắc Kinh và thành lập một lực lượng bảo vệ bờ biển chung.
Theo Báo Tin tức
Trung Quốc mang cả hạm đội đấu với tàu chấp pháp Việt Nam Thời gian qua, TQ đã huy động nhiều tàu chiến, trong đó có 2 tàu đổ bộ 20.000 tấn để bảo vệ giàn khoan, ngăn chặn tàu chấp pháp Việt Nam. Trong thời gian hai tuần hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng đến hàng chục tàu chiến, làm lực...