Nhật Bản ra sách trắng, triển khai tên lửa, viện trợ ASEAN kiềm chế Trung Quốc
Nhật Bản cam kết cung cấp tàu tuần tra, hệ thống thông tin và trang bị khác, huấn luyện nhân viên cho ASEAN để tăng cường khả năng bảo vệ bờ biển cho ASEAN.
Ngày 5 tháng 8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố “Sách trắng phòng vệ” bản năm 2014, được báo Trung Quốc cho là công cụ mở đường để Nhật Bản phát triển sức mạnh quân sự đối phó Trung Quốc.
Lễ duyệt binh thường niên ngày 27 tháng 10 năm 2013 của Nhật Bản (nguồn Tân Hoa xã)
Theo bài báo, sách trắng tập trung nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, tạo lý do cho chính sách “cánh hữu” của ông Shinzo Abe.
Sách trắng nhấn mạnh đến môi trường an ninh xung quanh xấu đi nghiêm trọng của Nhật Bản, tồn tại nhiều nhân tố gây bất ổn, không xác định, nhất là các nước xung quanh (Trung Quốc) tăng cường hiện đại hóa sức mạnh quân sự, hoạt động quân sự ngày càng gia tăng và hung hăng.
Đáng chú ý, sách trắng năm nay của Nhật Bản có tới 21 trang nói về Trung Quốc, trong khi nói về Mỹ chỉ có 8 trang, nói về CHDCND Triều Tiên 17 trang.
Sách trắng thể hiện môi lo ngại, nghi ngờ về chính sách quốc phòng của Trung Quốc như tăng cường chi tiêu quân sự, phát triển hải, không quân, lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, phương thức xử lý vấn đề Đài Loan, những hoạt động quân sự hung hăng của Trung Quốc…
Sách trắng cũng tập trung phản ánh nội dung nghị quyết dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể được Chính phủ Nhật Bản thông qua gần đây. Động thái này của Nhật Bản được Mỹ hoan nghênh như tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vào tháng 4 năm 2014 khi ông thăm Nhật Bản.
Từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thúc đẩy thực hiện rất nhiều chính sách an ninh-phòng vệ mới, tập trung đối phó với các hành động hung hăng, hăm dọa của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo bài báo, sách trắng phòng vệ 2014 của Nhật Bản phục vụ cho tiếp tục quân sự hóa Nhật Bản, lấy quan điểm mang tính tấn công để xây dựng lực lượng quân sự Nhật Bản. Báo Trung Quốc nói ra nói vào, rằng, Nhật Bản đã có ô an ninh Mỹ thì cấp bách tăng cường quân bị để làm gì? Bài báo tỏ ra lo ngại thực sự đối với việc Nhật Bản thúc đẩy thực hiện “chủ nghĩa hòa bình tích cực”.
Video đang HOT
Triển khai tên lửa ở Kagoshima
Tờ “Chinatimes” Đài Loan ngày 13 tháng 8 đưa tin, Nhật Bản có kế hoạch triển khai tên lửa đất đối không và đất đối hạm ở đảo Amami Great, tỉnh Kagoshima, cực nam Kyushu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng thông qua triển khai này, tăng cường khả năng phòng vệ các đảo tây nam của Nhật Bản, kiềm chế Trung Quốc, quốc gia có các hoạt động ngày càng hung hăng trên biển.
Bài báo dẫn hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda ngày 12 tháng 8 đến đảo Amami Great, tỉnh Kagoshima, lần lượt tiến hành hội đàm với chủ tịch thành phố Amami Asayama Tsuyoshi và quan chức Setouchi, chính thức yêu cầu triển khai đơn vị cảnh giới Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 550 người ở 2 khu vực này, đồng thời hy vọng triển khai tên lửa đất đối không và đất đối hạm, hai yêu cầu này cơ bản đã được đồng ý.
Tên lửa đất đối hạm Type 88 Nhật Bản
Trong “Đại cương phòng vệ” và “Kế hoạch chỉnh đốn Lực lượng Phòng vệ trung hạn” năm tài khóa 2018 được Chính phủ Nhật Bản thông qua vào cuối năm 2013 đều ghi rõ sẽ triển khai lực lượng ở các đảo tây nam. Ngoài ra còn đang nghiên cứu vấn đề triển khai lực lượng ở đảo Miyako, đảo Ishigaki, tỉnh Okinawa.
Theo bài báo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ triển khai Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 350 người và tên lửa đất đối không tầm trung ở thành phố Amami. Setouchi sẽ triển khai Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 200 binh sĩ và tên lửa đất đối hạm.
Nhật Bản viện trợ cho ASEAN kiềm chế Trung Quốc
Hãng Kyodo ngày 9 tháng 8 đưa tin, trong thời điểm tham vọng Biển Đông của Trung Quốc ngày càng tăng, Nhật Bản ngày 9 tháng 8 cho biết có kế hoạch tăng cường hợp tác với ASEAN, nâng cao khả năng bảo vệ bờ biển cho ASEAN.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khi hội kiến với Ngoại trưởng các nước ASEAN tại Naypyidaw, Myanmar vừa qua đã cam kết cung cấp tàu tuần tra, hệ thống thông tin và trang bị khác cho ASEAN, tăng cường hợp tác an ninh trên biển với ASEAN. Nhật Bản sẽ có nhiều biện pháp hơn hỗ trợ huấn luyện nhân viên bảo vệ bờ biển.
Tên lửa đất đối hạm Type 12 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
Ngày 1 tháng 8, Tokyo đồng ý cung cấp 6 tàu cho Việt Nam, có thể dùng làm tàu tuần tra, có lợi cho Việt Nam tăng cường khả năng thực thi pháp luật trên biển ở Biển Đông.
Trong cuộc hội đàm ngày 9 tháng 8, ông Fumio Kishida đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng phải dựa vào luật pháp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, điều này rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc, quốc gia đang phô trương vũ lực, thúc đẩy yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp) ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo quan chức Nhật Bản, một số thành viên ASEAN cho biết, họ hoan nghênh Nhật Bản đóng “vai trò mang tính xây dựng” trong lĩnh vực an ninh.
Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản ngày 10 tháng 8 cho rằng, ngày 9 tháng 8, ASEAN đều tổ chức hội nghị Ngoại trưởng với Nhật Bản và Trung Quốc, Trung-Nhật triển khai cuộc chiến tấn công-phòng thủ xoay quanh viện trợ kinh tế và hợp tác kinh tế.
Trung Quốc đề xuất ý tưởng xây dựng “Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á” (AIIB) cho vay xây dựng hạ tầng như đường ô tô, tìm kiếm sự ủng hộ của ASEAN, trong khi đó, Nhật Bản đã tăng cường cảnh giác đối với vấn đề này.
Nhật Bản kiên quyết bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku, không thừa nhân có trách chấp chủ quyền hòn đảo này. Trong khi đó, Trung Quốc tìm mọi cách để Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp, hy vọng đoạt lấy nó trong tương lai khi có điều kiện.
Được biết, Trung Quốc xây dựng AIIB do Trung Quốc kiểm soát là để đối phó với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do Nhật-Mỹ góp vốn lớn nhất, có kế hoạch thành lập vào mùa thu năm 2014. Ý đồ của Trung Quốc là thông qua cung cấp khoản vay cho Đông Nam Á để xây dựng khuôn khổ “trật tự Trung Quốc”.
TheoVương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc: “10 nước ASEAN đã bày tỏ sẵn sàng gia nhập AIIB với tư cách nước thành viên sáng lập”, nhất là Thái Lan và Campuchia. Trong khi đó, Nhật Bản phản đối thành lập AIIB.
Được biết, điều kiện cho vay của AIIB sẽ thoải mái hơn, không chặt chẽ như ADB, do đó nếu AIIB được thành lập sẽ là một thách thức đối với ADB.
Theo Giáo Dục
Nhật cảnh báo "hành động nguy hiểm" của TQ trên biển
Nhật cho rằng những hành động nguy hiểm của Trung Quốc trên biển có nguy cơ gây ra đụng độ quân sự.
Ngày 5/8, Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo những "hành động nguy hiểm" của Trung Quốc trên biển Hoa Đông có thể dẫn tới "hậu quả khó lường" trong khu vực và làm gia tăng nổ ra đụng độ quân sự giữa hai người khổng lồ châu Á.
Cảnh báo trên của Nhật được đưa ra trong cuốn sách trắng quốc phòng thường niên do nội các của Thủ tướng Shinzo Abe phê chuẩn, trong đó có những lời chỉ trích gay gắt đối với việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hồi năm ngoái.
Thủ tướng Nhật Bản (ngoài cùng bên trái) tham dự một lễ duyệt binh
ADIZ do Trung Quốc tuyên bố trên biển Hoa Đông đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Nhật Bản và Mỹ, trong khi các chuyên gia phân tích lo ngại về nguy cơ nổ ra xung đột vũ trang trên vùng biển này.
Sách trắng quốc phòng của Nhật nhấn mạnh rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần trong vòng 10 năm qua trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực "ngày càng nghiêm trọng".
Trong cuốn sách trắng dày 505 trang này, Nhật Bản "quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông", coi đây là một hành động rất nguy hiểm làm leo thang căng thẳng và gây ra những "hậu quả khôn lường".
Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang thực thi các biện pháp ngày càng quyết liệt, hung hăng hơn trong các tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông và Biển Đông, sẵn sàng đối đầu với một loạt quốc gia láng giềng từ Nhật Bản cho tới Việt Nam và Philippines.
Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên lởn vởn gần nhóm đảo Senkaku
Theo Tokyo, Trung Quốc đang thực thi chính sách này bằng các hành động gây hấn nguy hiểm nhằm làm thay đổi hiện trạng trên các khu vực tranh chấp, làm gia tăng nguy cơ nổ ra đụng độ bất ngờ trên biển, khiến các nước láng giềng bất an về đường hướng trong tương lai của Bắc Kinh.
Ông Abe cũng cam kết sẽ tăng ngân sách cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, đồng thời nới lỏng các quy định pháp lý để trao thêm quyền lực cho quân đội. Hồi tháng trước, Nhật đã thay đổi cách diễn giải hiến pháp để quân đội nước này có thể đưa quân ra nước ngoài thực thi quyền phòng vệ tập thể.
Để đối phó với Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã thông qua việc chi 24,7 ngàn tỉ yên từ ngân sách quốc phòng từ nay đến 2019 để mua sắm các loại vũ khí mới như máy bay do thám, chiến đấu cơ và tàu đổ bộ.
Theo Khampha
Nhật, Hàn là những bước đi quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á TBD Mỹ coi ký kết thỏa thuận như vậy với Nhật Bản, Hàn Quốc là một bước đi quan trọng quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, tạo ra một liên minh mới. Mỹ-Nhật-Hàn trong một cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông (ảnh tư liệu) Tờ "Văn hối" Hồng Kông ngày 29 tháng 7 đưa tin, Mỹ luôn hy vọng ký kết...