Nhật Bản quyết tâm áp dụng quyền phòng vệ tập thể
Thủ tướng Nhật Bản khẳng định nước này sẽ quyết tâm áp dụng quyền phòng vệ tập thể theo đề xuất của nhóm chuyên gia đưa ra sáng 15/5, động thái làm tăng khả năng tấn công của Tokyo nhưng sẽ gây tức giận cho một số nước trong khu vực.
Nhật Bản đang có những thay đổi mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực quốc phòng và khả năng tấn công của quân đội.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo, ông Abe cho biết chính phủ Nhật Bản đã tiếp nhận đề xuất, trong đó yêu cầu Nhật Bản “cần được phép sử dụng quyền phòng vệ tập thể một cách có giới hạn”.
“Nội các sẽ nghiên cứu thêm đề xuất này”, ông Abe cho biết.
Video đang HOT
Trước đó, ngày1/4, nội các Nhật Bản cũng đã quyết định hủy bỏ hoàn toàn chính sách cấm xuất khẩu vũ khí để thay vào đó bằng 3 nguyên tắc chuyển giao trang thiết bị quốc phòng hoàn toàn mới cho phép nước này từng bước phục hưng ngành công nghiệp quốc phòng và nâng cao năng lực tấn công mạnh mẽ. .
Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã thông qua Hiến pháp hòa bình trong đó khẳng định nước này sẽ chỉ tập trung vào việc phòng vệ và vĩnh viễn từ bỏ quân đội cũng như quyền giao chiến. Hiến pháp cũng quy định Nhật Bản không được phép tham gia các liên minh quân sự hoặc thực thi quyền phòng vệ tập thể với các quốc gia khác.
Tuy nhiên, việc dỡ bỏ lệnh cấm này đồng nghĩa với việc Tokyo có thể thực hiện quyền bảo vệ một đồng minh nếu nước này bị tấn công vũ trang, ngay cả khi bản thân Nhật Bản không bị tấn công.
“Chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu xem liệu có thể ban hành một đạo luật đầy đủ nhằm bảo vệ sinh mạng người Nhật dựa vào cách hiểu hiện nay của chúng ta về Hiến pháp”, Thủ tướng Abe nhấn mạnh.
Động thái này của Nhật Bản chắc chắn sẽ gây phản ứng tiêu cực đối với Hàn Quốc, Triều Tiên và Trung Quốc, những nước vẫn chưa quên những vết thương chiến tranh trong cuộc chiến năm xưa do quân đội Nhật gây ra.
Tuy nhiên, Mỹ – một đồng minh của Nhật Bản – đã lập tức hoan nghênh quyết định của Thủ tướng Abe.
“Chúng tôi hoan nghênh và ủng hộ Nhật Bản thảo luận việc liệu Hiến pháp nước này có cho phép thực hiện quyền phòng vệ tập thể hay không” , nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói tại cuộc họp báo ngày 15/5.
Bà Harf khẳng định chính phủ Mỹ đánh giá cao nỗ lực của Nhật Bản trong việc điều chỉnh chính sách quốc phòng theo cách “minh bạch nhất có thể”.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng hoan nghênh động thái này của Tokyo, khẳng định chính phủ Mỹ “tin tưởng Nhật Bản sẽ duy trì truyền thống tôn trọng hòa bình”.
Theo Dantri
Bước chuyển quan trọng
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại một lần nữa khẳng định chủ ý tăng cường vai trò chính trị an ninh và quân sự ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ với ý tưởng về phòng vệ tập thể.
Ảnh minh họa
Điều 51 của Hiến chương LHQ quy định cụ thể về quyền phòng vệ cá nhân và phòng vệ tập thể. Tuy nhiên, cho tới nay, Nhật hiểu và vận dụng điều 9 trong hiến pháp nước này theo hướng không sử dụng quyền phòng vệ tập thể như quy định trong điều 51 của Hiến chương LHQ.
Nội dung mấu chốt của phòng vệ tập thể, theo định nghĩa của LHQ là nước này giúp nước kia tự phòng vệ. Trong trường hợp Nhật, chủ ý của ông Abe không phải là sửa đổi hiến pháp hiện hành nhằm thực hiện quyền phòng vệ tập thể mà tìm cách hiểu hiến pháp hiện hành theo hướng có thể hợp pháp hóa được chuyện phòng vệ tập thể. Ông Abe không giấu diếm ý định thúc đẩy sửa đổi hiến pháp bị áp đặt từ sau Thế chiến thứ hai để mở rộng phạm vi hoạt động cho quân đội. Ông Abe nhìn nhận trong sự mở rộng đó cơ hội để gây dựng vai trò chính trị an ninh khu vực và thế giới. Tuy ông Abe không nêu cụ thể sẽ giúp ai tự phòng vệ nhưng có thể dễ dàng xác định được diện đối tượng hàng đầu là những đồng minh và đối tác chiến lược, chẳng hạn như Mỹ và ở khu vực Đông Bắc Á có Hàn Quốc.
Về phương diện định hướng chính sách thì cả việc đề cập đến và lựa chọn quyền phòng vệ tập thể này là bước chuyển rất quan trọng trong chiến lược đối ngoại, an ninh và quân sự của Nhật Bản.
Theo TNO
Trung - Nhật sẽ đối đầu tại Đối thoại Shangri-La Một hội nghị an ninh quan trọng của khu vực dự kiến trở thành một cuộc đối đầu giữa 2 cường quốc châu Á, khi Nhật Bản cử Thủ tướng Shinzo Abe, trong khi Trung Quốc phái một nhà ngoại giao cứng rắn để chống lại thông điệp quyết đoán hơn của Tokyo. Thủ tướng Nhật Abe (trái) và cựu Thứ trưởng Ngoại...