Nhật Bản phóng vệ tinh do thám
Nhật Bản ngày 12/1 đã phóng một tên lửa mang theo vệ tinh thu thập thông tin tình báo của chính phủ nhằm theo dõi các hoạt động tại các địa điểm quân sự ở Triều Tiên và cải thiện khả năng ứng phó với thiên tai.
Tên lửa H2A được phóng ngày 12/1 của Nhật Bản. Ảnh AP/Kyodo News.
Tên lửa H2A do Mitsubishi Heavy Industries sản xuất, đã được phóng từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima ở phía Tây Nam Nhật Bản, mang theo vệ tinh quang học. Đây là một phần trong nỗ lực trinh sát của Tokyo nhằm nhanh chóng tăng cường năng lực quân sự.
Video đang HOT
Vệ tinh có thể chụp ảnh ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhật Bản bắt đầu chương trình vệ tinh thu thập thông tin tình báo sau khi một tên lửa của Triều Tiên bay qua nước này vào năm 1988 và Tokyo đặt mục tiêu thiết lập một mạng lưới gồm 10 vệ tinh để phát hiện và đưa ra cảnh báo sớm về các vụ phóng tên lửa có thể xảy ra.
Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida, theo chiến lược an ninh quốc gia được thông qua vào năm 2022, đang thúc đẩy triển khai tên lửa Tomahawk tầm xa do Mỹ sản xuất và các tên lửa hành trình khác sớm nhất là vào năm tới để tăng cường khả năng tấn công, thoát khỏi nguyên tắc “chỉ phòng vệ” vốn được áp dụng từ sau thời kỳ chiến tranh. Nguyên nhân được cho là do những tiến bộ nhanh chóng về quân sự ở Trung Quốc và Triều Tiên.
Vụ phóng tên lửa ngày 12/1 được theo dõi chặt chẽ, diễn ra trước kế hoạch phóng tên lửa H3 mới, cũng do Mitsubishi Heavy và Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản phát triển, phiên bản kế nhiệm của H2A.
Tên lửa H2A sử dụng nhiên liệu lỏng của Mitsubishi Heavy với hai tên lửa phụ dùng nhiên liệu rắn đã có 41 lần thành công liên tiếp kể từ lần thất bại năm 2003, với tỷ lệ thành công 98%.
Động đất tại Nhật Bản: Chạy đua với thời gian tìm kiếm người mất tích
Theo báo cáo mới nhất công bố ngày 4/1, có trên 50 người vẫn đang mất trong thảm họa động đất xảy ra ngày 1/1 trên bán đảo Noto của Nhật Bản.
Trong khi đó, số nạn nhân thiệt mạng thống kê được hiện đã lên tới ít nhất 78 người, cùng ít nhất 330 người bị thương khác.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt sau trận động đất tại Wajima, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản, ngày 3/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Lực lượng chức năng nước này đang chạy đua thời gian tìm kiếm người mất tích trong những đống đổ nát khi cơ hội tìm được người sống sót đang dần thu hẹp do đã gần 72 giờ sau khi động đất xảy ra. Hàng nghìn sĩ quan, lính cứu hỏa và cảnh sát từ khắp các địa phương của Nhật Bản đã tham gia đào bới tìm kiếm sự sống trong các đống đổ nát ở khu vực xảy ra động đất.
Do ảnh hưởng của trận động đất, khoảng 29.000 hộ gia đình tại tỉnh Ishikawa của Nhật Bản vẫn không có điện sinh hoạt. Trong khi đó, hơn 110.000 hộ gia đình tại Ishikawa và 2 vùng lân cận không có nước sinh hoạt.
Hiện công tác cứu hộ cứu nạn tới cộng đồng nhỏ ở khu vực bán đảo Noto gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng.
Phát biểu tại một cuộc họp chính phủ ngày 4/1, Thủ tướng Fumio Kishida nhấn mạnh:"Đây là một tình huống rất khó khăn. Nhưng từ góc độ bảo vệ tính mạng, tôi yêu cầu các bạn hãy nỗ lực hết sức để cứu càng nhiều người càng tốt trước mốc 72 giờ sau thảm họa vào tối nay". Dự kiến, nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ có bài phát biểu vào chiều 4/1.
Động đất tại Nhật Bản: Số nạn nhân thiệt mạng tăng lên 73 người Theo đài NHK của Nhật Bản, tính đến tối 3/1, số người thiệt mạng sau loạt trận động đất mạnh xảy ra ngày 1/1 tại tỉnh Ishikawa đã tăng lên 73 người. Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát sau trận động đất tại Suzu, tỉnh Ishikawa, ngày 3/1/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN Chính quyền các thành phố...