Nhật Bản phạt nặng ngư dân Trung Quốc
Nhật Bản vừa thả một đội ngư dân Trung Quốc, những người bị bắt cuối tuần trước, sau khi họ hứa nộp phạt 50.000 USD vì đánh bắt trái phép.
Tàu tuần duyên Nhật Bản gần tàu cá Trung Quốc gần chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 11/9/2012. Ảnh:Asahi
Nhật Bản hôm qua thả thuyền trưởng và các ngư dân trên tàu Trung Quốc, sau khi bắt giữ những người này ở ngoài khơi thành phố Kagoshima, phía nam nước Nhật, Xinhua dẫn lời quan chức Nhật cho biết.
Video đang HOT
Một quan chức bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã cử nhà ngoại giao tới nơi giam giữ của Nhật ở Kagoshima để đảm bảo rằng các quyền của ngư dân được bảo vệ. Theo Financial Times, thuyền trưởng Lin của con tàu cá đến từ tỉnh Phúc Kiến thừa nhận đã đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản nhưng bác bỏ cáo buộc đánh bắt san hô trái phép. Tuy nhiên, đội tuần duyên Nhật đã phát hiện 1,5 kg san hô trên tàu.
Những ngư dân này hứa trả khoản tiền phạt trị giá 50.000 USD vì đánh bắt san hô trái phép. Tàu cá Trung Quốc thường đổ ra xa khỏi phía đông Trung Quốc đại lục do nguồn cá đã cạn kiệt phía gần bờ. Căng thẳng Trung – Nhật leo thang khi hai đối tác thương mại lớn này tuyên bố chủ quyền chồng lấn đối với chuỗi đảo giàu tài nguyên Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Trong ngày cuối cùng của năm 2012, ba tàu tuần tra Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quanh chuỗi đảo do Nhật Bản quản lý, bất chấp những cảnh báo từ phía đội tuần duyên Nhật.
Theo VNE
Lực lượng tuần duyên Nhật sắp nhận tàu tuần tra, trực thăng mới
Lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) sắp nhận thêm tàu tuần tra và trực thăng giữa lúc tàu Trung Quốc xuất hiện thường xuyên gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Thông tin trên được đưa ra sau khi chính phủ Nhật hôm nay 26.10 thông qua gói chi tiêu khẩn cấp 422,6 tỉ yen (5,3 tỉ USD) để kích thích kinh tế nước này, theo hãng tin Kyodo.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Vận tải và Du lịch Nhật Bản đang đề xuất chính phủ cấp 72 tỉ yen trong gói chi tiêu nói trên, trong đó có 16,9 tỉ yen được dùng để mua bốn tàu tuần tra với độ choán nước 1.000 tấn, ba tàu tuần tra dài 30 m và ba trực thăng cho JCG.
Tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư ngày 25.10 - Ảnh: Reuters
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Vận tải và Du lịch Nhật Bản lúc đầu định dùng ngân sách cho tài khóa 2013-2014 mua các thiết bị nói trên, nhưng sau đó quyết định dùng tiền từ gói chi tiêu mới, vì lo ngại các hoạt động gần đây của tàu Trung Quốc.
Ngày 25.10, JCG phát hiện bốn tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng biển mà Nhật tuyên bố chủ quyền gần Senkaku/Điếu Ngư, theo Kyodo.
Đây là lần đầu tiên tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng biển mà Tokyo tuyên bố chủ quyền trong ba tuần qua, buộc Bộ Ngoại giao Nhật lên tiếng phản đối, yêu cầu các tàu rút ngay lập tức.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định các tàu trên thực hiện "tuần tra định kỳ để duy trì quyền lợi" và "hoạt động chính thức bình thường khẳng định quyền tài phán".
Theo TNO
Nhật Bản nghiên cứu sử dụng máy bay Osprey Máy bay Osprey - Ảnh: AFP Báo The Asahi Shimbun ngày 31.12.2012 đưa tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản (SDF) bắt đầu nghiên cứu việc trang bị máy bay vận tải V-22 Osprey cho Lực lượng Phòng vệ nước này. Loại máy bay V-22 Osprey, của Mỹ, vượt xa các máy bay trực thăng hiện tại của SDF về tầm bay, tốc độ...