Nhật Bản phát hiện trà xanh nhiễm phóng xạ
Giới chức Nhật Bản hôm nay cho biết họ đã phát hiện hàm lượng phóng xạ cao hơn giới hạn cho phép trong trà xanh được sản xuất khu vực trồng trà lớn nhất nước này, cách nhà máy hạt nhân Fukushima I khoảng 370km về phía tây nam.
Ảnh chụp ngày 11/3 cho thấy sóng thần đang ập vào nhà máy hạt nhân Fukushima I.
Trà sấy khô từ một nhà máy tại khu vực Warashina của tỉnh Shizuoka đã được phát hiện nhiễm phóng xạ với hàm lượng 679 Bq/kg, trong khi giới hạn được cho phép là 500 Bq/kg.
Đây là lần đầu tiên phóng xạ vượt giới hạn cho phép được phát hiện trong trà trồng ở tỉnh Shizuoka, một trong những khu vực chế biến trà nổi tiếng nhất của Nhật Bản, nơi 35.000 tấn trà sây khô được sản xuất mỗi năm.
Một nhà phân phối trà tại thủ đô Tokoy đã thông báo chó tỉnh Shizuoka về vụ việc trên và thu hồi các sản phẩm trà do lo ngại phóng xạ.
Video đang HOT
Tỉnh Shizuoka sẽ lấy các mẫu thử tại khoảng 100 nhà máy chế biến trà khác trong khu vực vào tuần tới nhưng hàm lượng trên được cho là không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Một quan chức tỉnh Shinuoka cho hay họ tin rằng nguồn phóng xạ là từ nhà máy hạt nhân Fukushima I.
Hôm 2/6, chính phủ Nhật Bản cũng đã cấm đưa đi tiêu thụ trà xanh được sản xuất tại một số khu vực tại tỉnh Ibaraki, Chiba, Kanagawa và Tochigi sau khi các mẫu thử trên lá trà cho thấy chứa hàm lượng phóng xạ vượt mức 500 Bq/kg.
Nhà máy hạt nhân Fukushima I đã bị thiệt hại nặng nề trong trận động đất và sóng thần hồi tháng 3. Kể từ đó, nó đã làm rò rỉ phóng xạ ra không khí, đất và nước biển. Các kỹ sư cho biết phải mất ít nhất nửa năm mới có thể ổn định nhà máy.
Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng lệnh cấm tiêu thụ các loại rau và các sản phẩm từ từ một số khu vực tại tỉnh Fukushima và vài vùng lân cận, và cấm đánh bắt cá gần nhà máy.
Theo Dân Trí
Nhật có thể ngưng điện hạt nhân
Chính quyền Nhật Bản đánh giá cao sự ủng hộ của cộng đồng dân cư sinh sống chung quanh các nhà máy điện hạt nhân
Biểu tình phản đối điện hạt nhân trước trụ sở Công ty Điện lực Tokyo. Ảnh: The Independent
Các giới chức Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết tất cả 54 lò phản ứng hạt nhân của nước này có thể sẽ rơi vào tình trạng đóng cửa vào tháng 4-2012 nếu như các cộng đồng dân cư phản đối kế hoạch vận hành các nhà máy điện hạt nhân vì lo lắng đến sự an toàn. Nếu việc đóng cửa nêu trên trở thành hiện thực, nước Nhật sẽ phải chi thêm ít nhất 2.400 tỉ yen (616.500 tỉ đồng)/năm cho nhu cầu năng lượng trong nước.
Đóng cửa để bảo trì
Kể từ khi thảm họa động đất, sóng thần ngày 11-3 gây nên cuộc khủng hoảng phóng xạ tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở phía Bắc Tokyo, nhà chức trách địa phương vẫn chưa cho khởi động lại các máy phát điện tại ít nhất 4 lò phản ứng vốn dự kiến sẽ hoạt động trở lại sau đợt bảo trì định kỳ. Vào tháng 5 vừa qua, công suất vận hành của các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật chỉ đạt tỉ lệ trung bình 40,9%. Tỉ lệ này đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một thập niên qua. Cách đây một năm, tỉ lệ nêu trên là 62,1%.
Thảm họa động đất, sóng thần cũng đã buộc nhà chức trách phải đóng cửa 3 nhà máy điện hạt nhân khác cùng với Nhà máy Fukushima Daiichi do Công ty Điện lực Tokyo vận hành. Trước thời điểm đó, lượng điện hạt nhân cung cấp chiếm khoảng 30% điện năng của Nhật Bản.
Để tái khởi động một lò phản ứng một cách hợp pháp, nhà chức trách phải nhận được sự cho phép của Cơ quan An toàn Hạt nhân và Công nghiệp (NISA). Thế nhưng, họ thường xin phép thêm cả chính quyền địa phương. Đó là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của sự ủng hộ từ cộng đồng dân cư sinh sống chung quanh nhà máy hạt nhân.
Nỗi lo thiếu điện
Bộ Thương mại Nhật Bản ước tính nếu không có lò phản ứng nào tái khởi động sau khi đã đóng cửa để bảo trì định kỳ sau thảm họa, nước này sẽ phải chi thêm 2.400 tỉ yen để bù đắp lượng điện thiếu hụt trong suốt năm tài chính hiện nay (kéo dài đến tháng 3-2012).
Một giả thiết khác, nếu tất cả mọi lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản đã ngưng hoạt động đều không tái khởi động, chi phí nói trên sẽ tăng vọt đến 3.000 tỉ yen/năm. Khoản tiền này dùng để mua thêm các loại nhiên liệu truyền thống từ nước ngoài trong bối cảnh việc sử dụng loại nhiên liệu tái sinh vẫn còn hạn chế.
Một giới chức NISA cho biết lò phản ứng số 6 với công suất 1.356 MW ở Nhà máy Kashiwazaki-Kariwa, miền Đông Bắc nước Nhật, nằm trong số 19 lò phản ứng ở Nhật hiện vẫn còn hòa mạng điện. Lò phản ứng này hoạt động trở lại 2 ngày trước khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần. Theo kế hoạch, lò này sẽ là lò cuối cùng trong số 19 lò nói trên đóng cửa để bảo trì định kỳ vào tháng 4-2012.
Theo thông lệ, các máy phát điện hạt nhân ở Nhật phải đóng cửa để kiểm tra ít nhất 13 tháng/lần. Giai đoạn bảo trì có thể khác nhau, từ vài tháng đến hơn một năm. Sau đó, thông thường, việc tái khởi động sẽ được bắt đầu bằng việc vận hành thử nghiệm từ 1 - 2 tháng trước khi chính thức hoạt động trở lại.
Theo Người Lao Động
Phóng xạ hạt nhân làm tăng tỉ lệ sinh con trai Kết quả bất ngờ của nghiên cứu mới đây tại Trung tâm Y tế Môi trường, Munich, Đức đã chứng minh, phóng xạ hạt nhân rò rỉ từ các vụ nổ nhà máy hạt nhân và các cuộc thử bom hạt nhân là nguyên nhân khiến trẻ em trai sinh ra nhiều hơn hàng triệu trẻ em gái trên toàn cầu. Ở những...