Nhật Bản phát hiện đột biến có thể khiến Delta nguy hiểm hơn
Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện, một đột biến ở biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2 khiến nó gây triệu chứng nghiêm trọng hơn cho người nhiễm bệnh.
Đột biến P681R được cho là yếu tố khiến Delta nguy hiểm hơn các chủng khác của SARS-CoV-2 (Ảnh: News Medical).
Hãng tin Asahi đầu tuần này dẫn nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Y tế của Đại học Tokyo và các chuyên gia khác cho biết, sự nguy hiểm của biến chủng Delta có thể là do đột biến P681R xảy ra ở protein gai, cấu trúc ở bề mặt để virus bám vào tế bào người.
Đột biến này khiến cho các tế bào nhiễm bệnh tạo thành các đốm tròn trên phổi và dẫn đến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu các tế bào này chết đi, các mô phổi có nguy cơ bị tổn thương nặng.
“Nghiên cứu tập trung vào đột biến P681R này ít nhất có thể giải thích phần nào tại sao biến chủng Delta gây các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Rất có thể virus chứa đột biến này gây ra bệnh nặng hơn, và đó là lý do khiến chúng phải lưu ý đến nó”, ông Kei Sato, phó giáo sư Viện Khoa học Y tế, Đại học Tokyo, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.
Video đang HOT
Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature. Để tìm hiểu về đột biến P681R, các nhà khoa học Nhật Bản đã cho biến chủng Delta lây lan vào các tế bào chuẩn bị sẵn trong phòng thí nghiệm. Họ phát hiện các tế bào này dính vào nhau, tạo ra các đốm tròn có kích thước lớn hơn khoảng 3,6 lần so với kích thước trung bình của các tế bào nhiễm virus SARS-CoV-2.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, các con chuột thí nghiệm bị nhiễm Delta giảm cân nhiều hơn và có các triệu chứng liên quan đến hô hấp nghiêm trọng hơn so với những con chuột nhiễm chủng ban đầu của SARS-CoV-2.
Để đánh dấu chính xác đột biến trên, nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị sẵn các virus có các đặc điểm của virus chủng gốc và bổ sung thêm đột biến P681R. Họ phát hiện ra rằng khi các tế bào nhiễm virus có chứa đột biến P681R, chúng tạo ra các đốm tròn lớn giống như trong các thí nghiệm với biến chủng Delta. Chuột nhiễm virus chứa đột biến này cũng có dấu hiệu giảm cân nhanh và các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng, giống kết quả thí nghiệm với chuột nhiễm biến chủng Delta.
Mô phổi gồm các tế bào được sắp xếp một cách có trật tự, song các nhà nghiên cứu tin rằng, các tế bào nhiễm biến chủng Delta tạo thành các đốm tròn đã phá vỡ trật tự này, gây tổn thương cho phổi khi tế bào đó chết.
Nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh Delta tiếp tục gây lo ngại cho thế giới bên cạnh sự xuất hiện mới đây của biến chủng Omicron. Nhật Bản hiện đã ghi nhận hơn 10 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, chủ yếu là các ca nhập cảnh, chỉ có một ca trong cộng đồng.
Ca Omicron cộng đồng đầu tiên ở Nhật Bản là một nhân viên của cơ sở cách ly gần sân bay quốc tế Kansai ở tỉnh Osaka, nơi có 3 người nhiễm biến thể Omicron đang tạm trú. Giới chuyên gia cho rằng, Nhật Bản nên chuẩn bị sẵn phương án đối phó với Omicron – biến chủng được cho là có khả năng lây lan cao hơn nhiều so với Delta.
Lý do biến thể Delta có thể tự hủy diệt
Các nhà khoa học lý giải hiện tượng biến thể Delta có thể đột biến dẫn tới tuyệt chủng ở Nhật Bản.
Nhật Bản đã phải chịu đựng làn sóng Covid-19 lớn nhất với đỉnh điểm khoảng 23.000 ca mỗi ngày vào tháng 8. Nhưng trong tuần qua, trung bình số bệnh nhân Covid-19 mới mỗi ngày dưới 140 ca.
Giáo sư Ituro Inoue và các chuyên gia di truyền ở Nhật Bản đã đưa ra giả thuyết về sự sụt giảm đột ngột của dịch Covid-19 do Delta tự hủy diệt khi đột biến.
Dù vậy, vị chuyên gia này cho biết, vẫn còn quá lạc quan để tin rằng virus SARS-CoV-2 sẽ trải qua sự suy giảm trên toàn cầu giống như ở Nhật Bản.
Người dân trên khu phố Ginza (Tokyo, Nhật)
Các đột biến có thể làm cho virus tăng khả năng lây lan, né tránh miễn dịch hoặc gây ra bệnh nặng. Nhưng trong một số trường hợp, đột biến trở thành ngõ cụt của quá trình tiến hóa.
Tiến sĩ Simon Clarke, Đại học Reading (Anh), giải thích về cách Delta có thể chết sau khi thống trị thế giới: "Virus tích tụ quá nhiều đột biến nên không thể tái tạo. Khi lây nhiễm xong, virus sẽ chết đi. Khi đó, virus giống như một người không bao giờ có con. Nhưng điều đó không đồng nghĩa những người khác ngừng sinh".
Tiến sĩ Clarke nói, đây có thể là điều đã xảy ra với SARS - một loại virus corona khác dẫn đến dịch ở châu Á vào đầu những năm 2000.
"Chỉ khi ngừng tái tạo, virus mới ngừng phát triển. Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng điều đó đã diễn ra".
"Bằng cách nào đó, bạn cần phá vỡ các chuỗi lây truyền và một số đột biến sẽ khiến virus không thể sống được, khiến quá trình tiến hóa bế tắc. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chỉ xuất hiện trong một số trường hợp rất nhỏ".
"Sẽ vẫn còn rất nhiều loại virus corona có khả năng lây nhiễm sang người cho đến khi chúng ta có đủ khả năng miễn dịch hoặc phá vỡ chuỗi lây truyền. Đó là những gì đã xảy ra với SARS vì nó không lây lan như Covid-19".
Số ca Covid-19 giảm mạnh bất ngờ ở Nhật Bản đã trở thành một chủ đề nóng. Các chuyên gia khác nhận định tác động đó nhờ vắc xin, với hơn 75% dân số đã tiêm được 2 mũi.
Tiến sĩ Clarke cho biết: "Tôi cảm thấy vô cùng khó tin khi virus SARS-CoV-2 ở Nhật Bản đồng loạt đi vào ngõ cụt. Đó có vẻ là một vấn đề kỳ lạ".
Nhật Bản đặt mua 1,6 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir Ngày 10/11, hãng dược phẩm Merck & Co (Mỹ) và đối tác Ridgeback Biotherapeutics (Đức) cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ chi khoảng 1,2 tỷ USD để mua khoảng 1,6 triệu liệu trình thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống để điều trị COVID-19. Thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống. Ảnh: AFP/TTXVN Thuốc Molnupiravir được cho là có tác dụng giảm gần 50%...