Nhật Bản phản đối Nga diễn tập trên vùng lãnh thổ tranh chấp
Ngày 13-8, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã lên tiếng phản đối các cuộc diễn tập quân sự trên quần đảo Kuril của Nga, trong đó có 4 hòn đảo mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là lãnh thổ phương bắc.
“Căn cứ vào luật pháp của đất nước chúng tôi, việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự trên vùng lãnh thổ phương bắc là không thể chấp nhận được. Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động này”, cơ quan báo chí Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết trong một tuyên bố.
Trước đó trong ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng gọi các cuộc diễn tập quân sự của Nga là không thể chấp nhận được, trong khi các đại diện của bộ ngoại giao nước này nhấn mạnh rằng các cuộc diễn tập này “được tiến hành một cách đơn phương”.
Trước đó, ngày 12-8, Bộ tư lệnh phương Đông của Nga đã khai mạc cuộc diễn tập liên quân với tình huống giả định một cuộc xâm lược hải quân trên quần đảo Kuril. Tham gia cuộc diễn tập này gồm hơn 1.000 binh lính, 5 chiếc máy bay trực thăng Mil Mi-17 Hip và khoảng 100 phương tiện chiến đấu thuộc các đơn vị quân sự đóng quân trên quần đảo Kuril, cùng với các đơn vị trực thuộc một lực lượng đổ bộ đường không ở tỉnh Primorsky, và các máy bay và một nhóm đặc nhiệm hải quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
Nhật phản đối cuộc diễn tập của Nga trên đảo tranh chấp Kuril
Video đang HOT
Người đứng đầu cơ quan báo chí Bộ Tư lệnh phương Đông Aleksandr Gordeyev nhấn mạnh rằng cuộc diễn tập đã được lên kế hoạch từ trước, thuộc một phần trong những nỗ lực huấn luyện liên quân.
Nhật Bản và Nga đang có tranh chấp đối với 4 hòn đảo thuộc Quần đảo Kuril kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II. Tranh chấp này đã cản trở hai nước này ký kết một hiệp ước hòa bình chính thức.
Nga gọi những hòn đảo này là quần đảo Nam Kuril, trong khi Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc. Quần đảo này, do Liên Xô chiếm đóng từ Đế quốc Nhật Bản trong những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, hiện đang do Nga quản lý.
Theo ANTD
Giải mã sự xuất hiện thường xuyên của tàu ngầm Mỹ ở biển Barents
Giới chức Hải quân Nga ngày 12/8 khẳng định, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và Anh "thường xuyên làm nhiệm vụ" trên vùng biển Barents, giáp lãnh hải Liên bang Nga.
Hãng Itar-Tass dẫn nguồn giấu tên từ lực lượng Hải quân Nga cho biết: "Tàu ngầm hạt nhân đa chức năng của Mỹ và Anh thường xuyên hiện diện trên vùng biển Barents và bí mật hoạt động để giảm thiểu tầm quan sát của Hạm đội Biển Bắc và các cơ sở quân sự ven biển của Nga.
Các tàu ngầm này ở ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý, tính từ vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Liên bang Nga. Đây được xem là hải phận quốc tế, nơi các tàu nước ngoài được phép đi lại, bao gồm cả tàu ngầm".
Nguồn tin cũng khẳng định, các tàu ngầm đa chức năng của Mỹ hoạt động tại Barents trên cơ sở "thường trú".
"Tuy nhiên, trên thực tế, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ chủ yếu di chuyển vào vùng biển Okhotsk và ít khi vào biển Barents. Điều đó cho thấy, mục đích thực sự của các tàu ngầm Mỹ là nỗ lực theo dõi hoạt động của căn cứ tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương Nga ở Kamchatka, thay vì thâm nhập vào hải phận nước Nga qua biển Barents", nguồn tin nói.
Trước đó, hôm 7/8, Bộ tư lệnh Hải quân Nga cho biết lực lượng chống ngầm của Hạm đội Biển Bắc đã phát hiện và đuổi khỏi ranh giới lãnh hải Nga một tàu ngầm Mỹ.
Nguồn tin trên nêu rõ: "Lực lượng trực chiến Hạm đội Biển Bắc trên biển Barents đã phát hiện một tàu ngầm nước ngoài, nghi là lớp Virginia của Hải quân Mỹ.
Để tìm kiếm và giám sát, hải quân Nga đã điều một nhóm tàu tấn công chống ngầm, cũng như máy bay chống ngầm IL-38".
Theo nguồn tin, lực lượng chống ngầm Hạm đội Biển Bắc đã ép tàu ngầm trên ra khỏi ranh giới lãnh hải Nga. Quá trình tiếp xúc với tàu ngầm này diễn ra khoảng 27 phút, sau đó tàu ngầm Mỹ rời khỏi khu vực.
Theo nguồn tin trên, "đây không phải là lần đầu tiên các tàu ngầm nước ngoài trên biển Barents bị phát hiện trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, nguồn tin cũng khẳng định, hành vi như vậy của tàu ngầm các nước NATO ở biển Barents chưa một lần trở thành nguyên nhân gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải.
Theo Tùng Dương
Tiền phong/Itar-Tass
Chiến đấu cơ F-16 chặn máy bay lạ trên bầu trời Washington Giới chức Mỹ đã phải điều động 2 máy bay chiến đấu F-16 để áp giải một máy bay lạ ra khỏi không phận bị giới hạn tại Washington, trong một vụ vi phạm vốn khiến đồi Capitol và các tòa nhà lân cận bị sơ tán. Một máy bay chiến đấu F-16. (Ảnh minh họa) Báo chí Mỹ đưa tin, vụ vi...