Nhật Bản nâng cấp đội tàu tuần tra, đối phó Trung Quốc ở biển Hoa Đông
Cảnh sát biển Nhật Bản dự kiến tăng thêm 1/2 số lượng tàu tuần tra nhằm đối phó với sự hiện diện ngày càng gia tăng của tàu Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Nikkei Assia đưa tin, Nhật Bản sẽ mở rộng đội tàu tuần tra bảo vệ bờ biển của nước này xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) lên gần một nửa số đang có trước thời điểm tháng 4/2023. Mục đích được cho là nhằm đối phó với sự hiện diện ngày càng nhiều tàu Trung Quốc ở vùng biển này.
Tokyo đặt mục tiêu giao 22 tàu, trong tải 1.000 tấn hoặc lớn hơn cho đội tuần duyên ở biển Hoa Đông. Hiện tại có 12 tàu được giao nhiệm vụ tuần tra xung quanh đảo Senkaku, trong khi 3 tàu khác đồn trú tại khu vực này để theo dõi các hoạt động bất hợp pháp của tàu đánh cá Triều Tiên.
Nhật Bản tìm cách tăng cường an ninh và giám sát trong khu vực, đối phó với sự gia tăng chưa từng có sự hiện diện của tàu Trung Quốc ở biển Hoa Đông trong năm nay. Tính đến 20/12, có tổng cộng 1.135 tàu của Trung Quốc đã đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku trong năm nay.
Nhật Bản nâng cấp đội tàu tuần duyên ở biển Hoa Đông nhằm đối phó với sự hiện diện ngày cảng tăng của tàu Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Đây là con số kỷ lục về số lần xuất hiện tàu Trung Quốc ở biển Hoa Đông, con số này vào năm ngoái chỉ khoảng 1.000. Cảnh sát biển Nhật Bản bắt đầu theo dõi hoạt động của tàu Trung Quốc từ năm 2008.
Video đang HOT
Theo cảnh sát biển Nhật Bản, một số tàu Trung Quốc trong số này khi đi vào lãnh hải của quần đảo Senkaku, có khả năng khiến tàu đánh cá Nhật Bản gặp rủi ro. Một số nhà quan sát cho rằng, việc tàu của Bắc Kinh liên tục hiện diện ở biển Hoa Đông một phần được thúc đẩy bởi khoảng trống quyền lực địa chính trị được tạo ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và bầu cử Mỹ.
Dự thảo ngân sách của Nhật Bản năm 2021 dành 21,2 tỷ Yên (205 triệu USD) để tăng cường an ninh trong các vùng lãnh hải bao xung quanh quần đảo Senkaku. Số tiền này sẽ được dùng để đóng tàu tuần tra mới và mua máy bay trực thăng chiến đấu.
Để đảm bảo sự hiện diện của các tàu tuần tra ở vùng lãnh hải bao xung quanh quần đảo Senkaku, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản sẽ tăng số lượng thủy thủ cho các tàu, luân phiên nhân viên trên tàu.
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản cũng có kế hoạch hợp tác với lực lượng bảo vệ bờ biển xung quanh Senkaku, trong đó có việc sử dụng máy bay tuần tra và chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Hồi tháng 6, một tàu được cho là tàu ngầm Trung Quốc đã được phát hiện gần đảo Amami-Oshima, phía Bắc Okinawa.
Tính đến cuối tháng 3, toàn lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản có 66 tàu trọng tải từ 1.000 tấn trở lên – bằng một nửa so với Trung Quốc, nước có khoảng 130 tàu tính đến cuối năm 2019. Tokyo dự kiến sẽ tăng đội tàu tuần tra cỡ lớn lên 77 chiếc vào năm 2024.
Việc tăng cường năng lực cho lực lượng tuần duyên đã trở thành mối quan tâm an ninh quốc gia đối với Tokyo. Động thái này được nhấn mạnh trong bối cảnh vào tháng trước, Trung Quốc đưa ra dự thảo luật cho phép các tàu tuần duyên nước này sử dụng vũ khí chống lại các tàu nước ngoài tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của họ. Ngoài ra, các biện pháp như giam giữ và lai dắt, cũng có thể được thực hiện đối với các tàu nước ngoài được coi là đã xâm nhập trái phép vào vùng biển Trung Quốc.
Căng thẳng Biển Hoa Đông, Nhật Bản thắt chặt liên minh với Mỹ chống Trung Quốc?
Căng thẳng trên Biển Hoa Đông sẽ khiến Nhật Bản thắt chặt liên minh với Mỹ và tham gia vào chiến lược kiềm chế Bắc Kinh của Washington.
Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động trên biển ở cả Biển Đông và Biển Hoa Đông trong những tháng qua, một phần do lo ngại việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.
Ngày 23/9, các nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền là Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản đã hối thúc chính phủ tổ chức các cuộc tập trận chung với Mỹ ở Biển Hoa Đông để thúc đẩy quyền kiểm soát của Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp này.
Tàu đánh cá của Trung Quốc tiến về phía Biển Hoa Đông từ thành phố Chu San, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: Tân Hoa xã
Các nghị sĩ cũng kêu gọi cần nhanh chóng tiến hành nghiên cứu và phát triển các máy bay trinh sát, các phương tiện chiến đấu đổ bộ và các hệ thống vũ khí khác nhằm bảo vệ quần đảo này.
Cho rằng việc tiến hành các cuộc tập trận giữa Mỹ và Nhật Bản như đề xuất là không cần thiết trong thời điểm hiện nay, giáo sư Sato Yoichiro thuộc Đại học châu Á - Thái Bình Dương nhận định, Nhật Bản có thể duy trì sự phòng thủ trong khu vực bằng cách tăng cường lực lượng tuần duyên và đảm bảo Mỹ đáp ứng các nghĩa vụ quốc phòng trong khu vực.
Một số chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đang sử dụng chiến lược "cắt salami" ở Biển Hoa Đông, nghĩa là Bắc Kinh sẽ từ từ thực hiện các hành động nhỏ, không đủ để khơi mào cho một cuộc chiến, mà nhằm kéo dài thời gian cho một sự thay đổi chiến lược lớn, chuyển từ tình trạng hiện nay sang chiếm giữ và nắm quyền kiểm soát các hòn đảo.
Chuyên gia an ninh Đông Á Alessio Patalano thuộc Khoa Nghiên cứu Chiến tranh của Cao đẳng Hoàng gia London nhận định hồi tháng trước rằng, các hành vi chiếm giữ trong thời gian dài của Trung Quốc ở những vùng biển gây tranh cãi là nhằm bình thường hóa sự hiện diện của nước này và "chủ động thách thức quyền kiểm soát của chính phủ Nhật Bản".
Từ tháng 4 - 8/2020, các tàu của Trung Quốc đã vào vùng biển tranh chấp này trong 111 ngày liên tiếp.
Chuyên gia Patalano cho rằng: "Dường như Trung Quốc không chỉ tìm cách phô diễn lực lượng ở các khu vực quanh quần đảo này nữa. Nước này hiện đang bắt đầu chủ động thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản".
Mike Mochizuki, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington, đồng thời là một chuyên gia trong quan hệ Nhật - Mỹ nhận định, căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc giữa bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung lao dốc chỉ khiến cho Nhật Bản thắt chặt liên minh với Mỹ và tham gia vào chiến lược kiềm chế Bắc Kinh của Washington.
Theo dữ liệu từ lực lượng Tuần duyên Nhật Bản, số tàu chính thức của Trung Quốc trong khu vực tiếp giáp đã gia tăng đáng kể từ tháng 4 năm ngoái. Ngoài ra, trong 17 tháng từ tháng 4 năm ngoái đến tháng 8 năm nay, các tàu của Trung Quốc vào khu vực tiếp giáp 456 ngày trong số 519 ngày. Trong 17 tháng trước đó từ tháng 11/2017 - tháng 3/2019, con số này là 227 ngày trong số 516 ngày.
Dù vậy, theo chuyên gia Mochizuki, mặc dù Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này nhưng Bắc Kinh cũng không muốn mạo hiểm bước vào một cuộc xung đột quân sự với Nhật Bản.
Về phần Nhật Bản, mối nguy hiểm thực sự của nước này là với sự gia tăng về khả năng quân sự của Trung Quốc, vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ - Trung sẽ ngày càng phức tạp và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc xung đột quân sự.
"Nếu cuộc xung đột quân sự này xảy ra, Nhật Bản sẽ không thể tránh khỏi liên quan bởi vị trí địa lý của chuỗi đảo phía tây nam nước này, chủ yếu là tỉnh Okinawa và các tài sản quân sự của Mỹ tại đây", ông Michizuki cho hay.
"Theo tôi, vấn đề Đài Loan chứ không phải những tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điều Ngư sẽ dẫn đến việc quân sự hóa Biển Hoa Đông./.
Leo thang căng thẳng với Nhật, Trung Quốc đặt tên 50 thực thể ở biển Hoa Đông Trung Quốc công bố tên mới cho 50 thực thể dưới nước ở Biển Hoa Đông trong bối căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo gia tăng thời gian gần đây. Các định danh mới cho 50 thực thể này, bao gồm các hẻm núi ngầm được công bố trong thông báo phát đi hôm 23/6 của Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung...