Nhật Bản muốn triển khai tên lửa tầm xa và máy bay không người lái
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa công bố chính sách cơ bản về yêu cầu ngân sách cho tài khóa 2023, trong đó đề cập tới ý định triển khai tên lửa tầm xa và các máy bay không người lái.
Nhật Bản muốn triển khai tên lửa tầm xa và máy bay không người lái. Ảnh: thedrive.com
Chính sách cơ bản này, được đệ trình tại cuộc họp của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ngày 4/8, gồm 8 trụ cột nhằm giúp tăng cường mạnh mẽ năng lực phòng thủ của Nhật Bản trong 5 năm tới. Trong số 8 trụ cột này, đáng chú ý có việc triển khai các tên lửa tầm xa phóng từ máy bay và khởi động các hoạt động của máy bay không người lái.
Theo hãng tin Jiji Press, các trụ cột còn lại của chính sách gồm phát triển năng lực cho các hoạt động trên khắp các chiến trường trên bộ, trên biển, trên không, vũ trụ và không gian mạng; cải thiện việc duy trì năng lực chiến đấu thông qua việc đảm bảo đạn dược và tăng cường các cơ sở liên quan; củng cố các cơ sở sản xuất thiết bị; tăng cường các hoạt động linh hoạt của binh sỹ; đối phó với tên lửa và các mối đe dọa trên không khác; và xử lý các cuộc xung đột “lai” và chiến tranh thông tin.
Tuy nhiên, chính sách cơ bản trên không đề cập tới năng lực phản công, hay năng lực tấn công các căn cứ của kẻ thù, mà Nhật Bản đang xem xét sở hữu.
Sau tên lửa đa nòng, Mỹ dự kiến cung cấp cho Ukraine máy bay 'Sát thủ lang thang' MQ-1C
Ngày 1/6, các phương tiện truyền thông đưa tin Mỹ đang lên kế hoạch cung cấp cho Ukraine máy bay không người lái vũ trang MQ-1C Gray Eagle (Đại bàng xám).
Máy bay không người lái MQ-1C Gray Eagle, biệt danh "Sát thủ lang thang", của Mỹ. Ảnh: Military News
Video đang HOT
Đài Sputnik dẫn các nguồn thạo tin tại Nhà Trắng giấu tên cho biết Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch bán cho Ukraine 4 máy bay không người lái MQ-1C Gray Eagle, biệt danh "Sát thủ lang thang", có trang bị tên lửa Hellfire để sử dung trong cuộc chiến với Nga.
Kể từ khi chiến sự bùng phát cuối tháng 2 tới này, Ukraine đã sử dụng nhiều hệ thống bay không người lái tầm ngắn và nhỏ hơn để chống lại các lực lượng vũ trang Nga và lực lượng đòi độc lập ở Donbass, miền Đông Ukraine. Bayraktar-TB2 và AeroVironment RQ-20 Puma AE của Thổ Nhĩ Kỳ là hai trong số các hệ thống như thế.
Theo hãng tin Reuters, trong bối cảnh Ukraine đang thất thế trong vấn đề kiểm soát bầu trời, Chính quyền Mỹ đang lên kế hoạch chuyển cho Kiev 4 máy bay MQ-1C Gray Eagle. Việc bán loại máy bay không người lái do General Atomics sản xuất này vẫn có thể bị Quốc hội Mỹ ngăn chặn vào phút chót.
Các quan chức nói rằng thương vụ này có ý nghĩa quan trọng vì đây là lần đầu tiên một hệ thống bay không người lái tinh vi của Mỹ có khả năng thực hiện nhiều cuộc tấn công sâu được triển khai trong cuộc chiến với Nga.
Nhà Trắng dự kiến thông báo với Quốc hội Mỹ về thương vụ vũ khí này trong những ngày tới, trước khi công bố rộng rãi. Nguồn tin trên cho biết thêm kinh phí mua lô máy bay này nằm trong Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine trị giá 40 tỷ USD mới được Washington thông qua gần đây, trong đó bao gồm cả chi phí đào tạo nhân sự.
General Eagleics MQ-1C Grey Eagle là một hệ thống máy bay không người lái bay hoạt động ở độ cao trung bình, bền bỉ trên không. Nó được phát triển cho quân đội Mỹ như là một bản nâng cấp của máy bay không người lái MQ-1 Predator.
Chuyên gia máy bay không người lái Dan Gettinger đánh giá MQ-1C là loại máy bay lớn hơn nhiều với trọng lượng cất cánh tối đa gấp khoảng ba lần so với Bayraktar-TB2, với những lợi thế tương xứng về tải trọng, tầm bay và sự bền bỉ. MQ-1C được cho là một bước nhảy vọt về công nghệ vì có thể bay trong tối đa 30 giờ hoặc hơn tùy thuộc vào nhiệm vụ, đồng thời có thể thu thập một lượng lớn dữ liệu phục vụ thông tin tình báo.
MQ-1C được trang bị cảm biến phát hiện mục tiêu đa kênh AN/AAS-52. "Đại bàng xám" có thể mang theo 4 tên lửa đa năng AGM-114 Hellfire, hoặc 4 bom lượn thông minh dẫn đường bằng GPS GBU-44/B Viper Strike.
"Đại bàng xám" có thể bay với tốc độ tối đa 280 km/h, trần bay 8.000 m. MQ-1C sử dụng hệ thống cất cánh và thu hồi tự động (ATLS) giúp máy bay duy trì hoạt động trong trường hợp mất tín hiệu từ trung tâm điều khiển.
So với máy bay không người lái Bayraktar-TB2, "Sát thủ lang thang" MQ-1C có thể sử dụng nhiều loại bom hơn. Bayraktars được Ukraine trang bị tên lửa MAM-L 22 kg do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, bằng một nửa trọng lượng của tên lửa Hellfire.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) của Mỹ. Ảnh: CNN
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức công bố gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraine, trong một động thái chắc chắn sẽ bị Nga phản đối.
Hãng tin AP cho biết đây là một gói viện trợ quân sự qui mô lớn, trong đó bao gồm cả các hệ thống tên lửa hiện đại, tên lửa dẫn đường chính xác cao, hệ thống rocket phản lực phóng loạt, số lượng lớn đạn...
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), khả năng bắn được nhiều loại đạn và rất cơ động, mà Washington cấp cho Ukraine có tầm bắn khoảng 90km. Lầu Năm Góc thông báo Mỹ không loại trừ khả năng sẽ cung cấp thêm cho Kiev nhiều hệ thống HIMARS nữa sau khi có phản hồi về việc vận hành.
Trong một thông cáo, Tổng thống Biden nói: "Hôm nay (1/6), tôi tuyên bố dành gói hỗ trợ an ninh mới đầy ý nghĩa nhằm cung cấp các khoản viện trợ quan trọng và đúng thời điểm cho quân đội Ukraine. Gói hỗ trợ mới này sẽ trang bị cho lực lượng Ukraine các năng lực mới và vũ khí hiện đại, trong đó có hệ thống HIMARS để nước này bảo vệ lãnh thổ".
Theo đài Sputnik, gói hỗ trợ mới của Mỹ cũng bao gồm các máy bay trực thăng, 6.000 hệ thống tên lửa chống tăng Javelin, 15.000 quả đạn pháo 155 ly, phương tiện chiến thuật và nhiều khí tài, thiết bị khác.
Với tầm bắn trên, HIMARS được coi là hệ thống tên lửa tầm trung. Nhà Trắng trước đó đã từ chối cung cấp cho chính quyền Kiev các hệ thống tên lửa tầm xa có thể tấn công các mục tiêu nằm bên trong lãnh thổ Nga.
Phát biểu với báo giới cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Ukraine đã đảm bảo với Washington rằng nước này sẽ không sử dụng các tên lửa do Mỹ viện trợ để tấn công Nga.
Khi được hỏi về nguy cơ leo thang xung đột với Nga, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói: "Liên quan tới các hệ thống vũ khí mà chúng tôi cung cấp cho Kiev, phía Ukraine đã đảm bảo với chúng tôi rằng họ sẽ không dùng những hệ thống này để tấn công các mục tiêu bên lãnh thổ Nga.
Điện Kremlin thẳng thừng tuyên bố Nga không tin cam kết này của chính quyền Kiev.
Triều Tiên "phóng vật thể bay nghi là tên lửa" ra biển Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết, Triều Tiên dường như đã phóng một vật thể nghi là tên lửa ra biển. Nếu thông tin này được xác thực, đây sẽ là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Bình Nhưỡng trong năm 2022. Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên năm 2019 (Ảnh minh họa: KCNA). Hãng tin AP dẫn thông...