Nhật Bản muốn “lôi kéo” ASEAN phản đối “Vùng phòng không”
Trong lúc căng thẳng Nhật – Trung leo thang trở lại do tuyên bố của Bắc Kinh thiết lập “Vùng phòng không” trên biển Hoa Đông, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự định “ lôi kéo” các nhà lãnh đạo ASEAN về “phe” nước này.
Tuy nhiên, theo tờ Straits Times (Singapore), có khả năng 10 quốc gia ASEAN sẽ ứng xử thận trọng trong mối quan hệ với Nhật Bản và Trung Quốc.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn các nhà báo ASEAN, ông Abe khẳng định vấn đề tự do đi lại trên biển là một trong những vấn đề khu vực và toàn cầu mà ông sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo ASEAN.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Nhân dịp kỉ niệm 40 năm quan hệ Nhật Bản – ASEAN, lãnh đạo các nước ASEAN đã tới Nhật Bản tham dự hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ ngày 13/12-15/12.
Hôm 12/12, Bắc Kinh cảnh báo rằng Nhật Bản “khi thúc đẩy quan hệ với nước khác, không nên làm tổn hại tới lợi ích của một bên thứ ba”.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng thay vào đó, Tokyo nên nỗ lực vì hòa bình và ổn định khu vực.
Ông Abe đã chỉ trích kịch liệt quyết định của Trung Quốc thiết lập “Vùng phòng không” trên biển Hoa Đông.
“Đây (thành lập “Vùng phòng không”) là một hành động nguy hiểm nhằm đơn phương thay đổi thực tế trên biển Hoa Đông, làm leo thang tình hình và có thể gây ra những hậu quả không tính trước được”, ông Abe nói.
Ông Abe cho rằng việc Trung Quốc đe dọa có “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp” đối với nhưng máy bay không tuân thủ yêu cầu của nước này tại “Vùng phòng không” là hành động “vi phạm nghiêm trọng” luật pháp quốc tế, vi phạm tự do bay trong không phận quốc tế.
Thêm vào đó, “Vùng phòng không” bao gồm cả không phận trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật – Trung đang tranh chấp và Nhật Bản đang là quốc gia quản lý.
Ông Abe cảnh báo: “Nhật Bản sẽ không chấp nhận hay nhượng bộ (về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư)” và khẳng định Nhật Bản sẽ “kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, vùng biển và không phận của mình”.
“Vùng phòng không” của Trung Quốc cũng bị Mỹ và Hàn Quốc chỉ trích kịch liệt. Hàn Quốc cùng vừa tuyên bố mở rộng Vùng phòng không của nước này trên biển Hoa Đông.
Hôm 12/12, Hải quân Nhật Bản và Hàn Quốc cho hay hai bên đã tiến hành tập trận chung trong vùng biển quốc tế thuộc “Vùng phòng không” do Trung Quốc tuyên bố. Phát ngôn viên Hải quân Nhật Bản cho hay cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ lâu, trước khi Trung Quốc thành lập “Vùng phòng không”.
Mặc dù khẳng định rằng Nhật Bản “sẽ tiếp tục đáp trả cứng rắn nhưng bình tĩnh” nhưng ông Abe cũng nói thêm: “Tôi luôn mở rộng cánh cửa đối thoại”.
Thủ tướng Nhật khẳng định mối quan hệ Nhật – Trung là không thể tách rời và Nhật Bản muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ đôi bên cùng có lợi dựa trên những lợi ích chung chiến lược giữa hai nước.
Tuy nhiên, ông Abe cảnh báo “Vùng phòng không” ảnh hưởng tới trật tự của khu vực, bao gồm cả Biển Đông nơi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia Đông Nam Á.
Ông dự định sẽ hợp tác với ASEAN “có chung lợi ích với chúng tôi về vấn đề ổn định và an ninh của khu vực” nhằm duy trì tự do bay trong không phận quốc tế.
Dự kiến tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản, ông Abe sẽ thảo luận cách thức hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực, từ cơ sở hạ tầng cho tới ứng phó thảm họa.
Theo Infonet
Mỹ-Nhật sẽ yêu cầu Trung Quốc xóa 'lưỡi bò trên không'
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 1/12 chính thức xác nhận yêu cầu Trung Quốc rút lại quyết định thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Hoa Đông sẽ có trong chương trình nghị sự của Phó Tổng thống Mỹ Biden khi tới Tokyo từ ngày 2-4/12.
Thủ tướng Nhật Bản và Phó Tổng thống Mỹ trong buổi gặp mặt tại Singapore ngày 26/7. Ảnh: AFP
Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ và Nhật Bản ra tuyên bố chung khẳng định hai nước không cho phép Trung Quốc đơn phương khoanh vùng nhận diện phòng không trên Hoa Đông, nhằm thay đổi hiện trạng khu vực bằng vũ lực. Nhiều khả năng, tuyên bố chung này sẽ được công bố trước cuộc Hội đàm của Thủ tướng Abe và Phó Tổng thống Biden hôm 3/12.
Theo AFP, phát biểu với báo giới, ông Abe khẳng định Tokyo và Washington sẽ thảo luận các cách đối phó với vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh định ra, bao trùm vào cả quần đảo Senkaku, bằng cách hợp tác chặt chẽ.
Trong khi đó, trên kênh truyền hình NHK cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera cho biết: "Chính phủ Mỹ đang có lập trường giống với Nhật Bản. Washington đang thay đổi mạnh mẽ để gửi đi các thông điệp cụ thể".
Còn tờ Yomiuri đưa tin chính phủ Nhật đang thảo luận nhằm thống nhất về ngôn từ trong tuyên bố chung để chỉ trích một cách mạnh mẽ tới Trung Quốc về ADIZ. Tờ báo dự đoán tuyên bố chung sẽ đề cập rằng ADIZ Trung Quốc có thể dẫn tới những tình huống nguy hiểm nhằm thay đổi hiện trạng Hoa Đông một cách đơn phương, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Nhật trong việc duy trì hòa bình khu vực qua việc thành lập Hội đồng an ninh quốc gia giống Mỹ.
Tuy nhiên, ngoài Hoa Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera còn lên tiếng cảnh báo "Trung Quốc sẽ có những di chuyển tương tự trên Biển Đông" và nhận định cộng đồng quốc tế không nên bỏ qua những phương pháp tiếp cận đơn phương như vậy, nhất là khi Bắc Kinh ngày 29/11 đã thẳng thừng từ chối yêu cầu hủy bỏ ADIZ từ Nhật Bản.
Theo Songmoi
Thủ tướng Nhật "âm mưu" gì khi đòi gặp Tổng thống Hàn? Tại sao ông Abe lại muốn gặp Tổng thống Park, dù bà liên tục khước từ... "Ông Abe có thể sử dụng yêu cầu gặp mặt bà Park như là một cách khuếch trương thanh thế để các nước khác nghĩ rằng, Seoul sẽ "đứng mũi chịu sào" khi có cuộc xung đột nào với Tokyo xảy ra", nguồn tin giấu tên trên...