Nhật Bản muốn có quân ứng chiến bên ngoài, đối phó Trung Quốc
Trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động quân sự đe dọa các nước láng giềng tại các khu vực tranh chấp, các nhà lập pháp Nhật Bản đã thông qua một dự luật mới, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) triển khai hoạt động tại nước ngoài, mở rộng quan hệ quân sự với nhiều nước nhằm chống lại các mối đe dọa.
Quân đội Nhật Bản tập trận.
Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe đã cam kết sẽ tăng cường mở rộng các điều luật liên quan đến vấn đề an ninh và quân sự, trong đó bao gồm cả đề xuất cho phép SDF triển khai hoạt động tại một số quốc gia đối tác của nước này, báo NHK News đưa tin ngày 22.03.
Hôm thứ Sáu, các nhà lập pháp Nhật Bản chính thức thông qua một dự luật, loại bỏ nhiều quy định khắt khe hạn chế hoạt động của quân đội Nhật Bản.
Các điều luật mới chủ yếu nghiêng về lĩnh vực hợp tác và hỗ trợ hậu cần cho quân đội hoạt động tại nước ngoài.
Tuy nhiên, các điều luật này phải được Quốc hội Nhật Bản thông qua vào ngày 26.03 mới được áp dụng.
“Tình hình quốc tế đang thay đổi liên tục cho dù chúng ta có thích hay không.
Chúng ta nên hành động để thích ứng với mọi diễn biến, nhưng phải đảm bảo giữ đúng lời hứa không bao giờ gây ra chiến tranh thêm một lần nữa. Điều mà các thế hệ trước đã từng sai lầm,” Thủ tướng Abe phát biểu.
Video đang HOT
Dự luật mới của Nhật Bản được đưa ra trong thời điểm tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine cho đến hoạt động của IS tại Trung Đông.
Riêng tại châu Á, sự lớn mạnh và thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc đã khiến Tokyo đề phòng.
Trước đó, Bắc Kinh từng nhiều lần áp đặt lối suy nghĩ của mình lên các nước láng giềng tại nhiều khu vực tranh chấp, thông qua hoạt động quân sự.
Nhật Bản đã bị tước mất khả năng xây dựng quân đội sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, Tokyo không bao giờ được phép duy trì lực lượng vũ trang ở mức có thể gây nên một cuộc chiến tranh.
Mọi hoạt động bảo đảm an ninh sẽ do quân đội Mỹ và lực lượng cảnh sát nội địa thực hiện.
Tuy nhiên, vào tháng 7.2014, Nhật Bản đã cho phép SDF hỗ trợ các đồng minh của Tokyo trong trường hợp một cuộc chiến tranh chính thức được tuyên bố.
Quân đội Nhật Bản sẽ tham gia nhiều hoạt động, chủ yếu là hỗ trợ hậu cần cho quân đội đồng minh.
Liên quan đến hoạt động trợ giúp an ninh của Tokyo tại nước ngoài.
Tháng 1.2015, khủng bố IS đã chặt đầu 2 công dân Nhật Bản để trả đũa gói hỗ trợ trị giá 200 triệu USD mà Tokyo chuyển đến cho các nước bị IS tấn công.
Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát do báo Kyodo News tiến hành, hầu hết người dân nước này vẫn cho rằng hoạt động của Nhật Bản tại nước ngoài là cần thiết.
Theo Trí Thức Trẻ
"Trung Quốc đang là mối lo an ninh lớn nhất của người Nhật"
60% người Nhật được hỏi trong cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 1 nói Trung Quốc khiến họ cảm thấy lo ngại...
"Chính sách quân sự và an ninh của Trung Quốc thiếu minh bạch, bao gồm minh bạch về ngân sách", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu trước báo giới vào hôm thứ Sáu tuần trước (Ảnh: Bloomberg)
Người dân Nhật Bản đang lo ngại về sức mạnh quân sự và sự hung hăng của Trung Quốc ở khu vực châu Á hơn bất kỳ vấn đề an ninh nào khác. Đây là kết quả một cuộc khảo sát ý kiến vừa được Chính phủ Nhật công bố.
Theo tin từ Bloomberg, 60% người Nhật được hỏi trong cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 1 nói Trung Quốc khiến họ cảm thấy lo ngại, tăng so với tỷ lệ 46% đưa ra câu trả lời tương tự trong cuộc khảo sát cách đây 3 năm.
Trái lại, tỷ lệ người dân Nhật đưa ra câu trả lời lo ngại Triều Tiên đã giảm xuống còn khoảng 53% từ mức khoảng 65%.
Giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, đang tồn tại tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Tàu và máy bay của hai nước thường xuyên "chạm mặt" ở khu vực tranh chấp này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiện đang tìm cách tăng cường sức mạnh cho lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), một phần nhằm đáp trả lại chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
"Chính sách quân sự và an ninh của Trung Quốc thiếu minh bạch, bao gồm minh bạch về ngân sách", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu trước báo giới vào hôm thứ Sáu tuần trước. "Chúng tôi muốn tiếp tục tìm kiếm sự minh bạch từ Trung Quốc".
Theo dự kiến, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có cuộc đàm phán về an ninh tại Tokyo vào ngày 19/3 tới. Đây sẽ là lần đầu tiên hai nước đàm phán an ninh trong vòng 4 năm trở lại đây.
Cuộc đàm phán dự định được tổ chức sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh vào tháng 11 năm ngoái, đánh dấu cuộc gặp thượng đỉnh song phương lần đầu tiên giữa hai nước kể từ tháng 5/2012.
Trong cuộc khảo sát ý kiến người dân Nhật, ở câu hỏi về hợp tác với quốc phòng với các quốc gia khác không phải là Mỹ, tỷ lệ người Nhật nhận thấy lợi ích từ trao đổi quân sự với Trung Quốc và Triều Tiên giảm khoảng 1/3 so với cách đây 3 năm. Trong khi đó, Đông Nam Á nổi lên thành đối tác quân sự hữu ích nhất đối với Nhật - theo kết quả khảo sát.
59% người Nhật cho rằng, quy mô hiện tại củ lực lượng vũ trang Nhật là phù hợp. Tuy vậy, một tỷ lệ ngày càng tăng người dân nước này ủng hộ việc tăng cường quy mô quân đội. Khoảng 30% người Nhật muốn mở rộng lực lượng vũ trang, tăng từ mức 25% trong cuộc khảo sát trước và 14% trong cuộc khảo sát cách đây 6 năm.
Một tỷ lệ lớn chưa từng có 71,5% người Nhật nói quan tâm tới SDF, và hơn 92% có ấn tượng tốt với lực lượng vũ trang của đất nước.
Trong cuộc khảo sát năm nay, Văn phòng Nội các Nhật đã hỏi ý kiến của 1.680 người trong thời gian từ ngày 8-18/1. Cuộc khảo sát được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1969.
Theo Diệp Vũ
VNEconomy
Thủ tướng Nhật Bản trong "tâm bão" tuyên truyền khủng khiếp của Trung Quốc Phải chăng, Thời báo Hoàn cầu nói riêng và dàn hợp ca của truyền thông TQ đã cố tình làm cho các quốc gia châu Á và thế giới thấy được TQ mới là trung tâm? Thời báo Hoàn cầu và nhiều tờ báo khác của Trung Quốc đã đặt kẻ mà họ coi là "tội đồ" chính trong việc khởi động cái...