Nhật Bản muốn “bao vây hình thoi”, nhưng chưa bán tàu ngầm cho Ấn Độ
Nhật Bản đã giữ thái độ im lặng khi Ấn Độ đề xuất cho tàu ngầm lớp Soryu tranh thầu, muốn xuất khẩu xong thủy phi cơ US-2, nhưng cũng muốn bao vây Trung Quốc.
Nhật Bản chưa vội bán tàu ngầm lớp Soryu cho Ấn Độ
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 13 tháng 4 dẫn trang mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ đăng bài viết “Nhật Bản không có khả năng tham gia tranh thầu tàu ngầm Ấn Độ”, cho rằng, Nhật Bản không quan tâm lắm đến việc để cho tàu ngầm lớp Soryu tham gia tranh thầu chương trình tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ có kế hoạch chi 12 tỷ USD mua 6 tàu ngầm thông thường có thiết bị đẩy không lệ thuộc vào không khí (AIP).
Tàu ngầm thông thường AIP Kokuryu số hiệu SS-506 lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, từ ngày 30 đến ngày 31 tháng 3, tại Tokyo, khi gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã đề xuất để tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản tham gia tranh thầu, nhưng Nhật Bản đã lặng im, không “bày tỏ thái độ” về vấn đề này.
Tướng lĩnh Hải quân Ấn Độ và chuyên gia tàu ngầm cũng có ý kiến khác nhau về việc khả năng tàu ngầm lớp Soryu đáp ứng yêu cầu của Hải quân Ấn Độ.
Nhà nghiên cứu cao cấp của Quỹ nghiên cứu nhà quan sát Ấn Độ Ghosh nói: “Tàu ngầm lớp Soryu có thể mang theo nhiều vũ khí hơn… Nó hầu như có tiếng ồn nhỏ hơn so với tàu ngầm cùng loại khác trên thị trường, hành trình xa hơn, hơn nữa, so với tàu ngầm khác, giá cả hợp lý hơn. Nhưng, tuổi thọ thiết kế của tàu ngầm lớp Soryu chỉ có 20 năm, ngắn hơn so với các tàu ngầm khác”.
Một số quan chức Ấn Độ lo ngại tàu ngầm lớp Soryu phải chăng có thể bắn được tên lửa do Ấn Độ tự chế tạo hay không.
Một nguồn tin quốc phòng lâu năm từ Nhật Bản cho rằng, khi gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ chưa chính thức thảo luận vấn đề này.
Nhật Bản đã tìm hiểu lập trường của Ấn Độ và biết nước này rất quan tâm tới tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản, Nhật Bản rất cẩn thận trong vấn đề tiếp tục hợp tác với Ấn Độ, bởi vì Nhật Bản muốn hoàn tất đơn đặt hàng xuất khẩu khoảng 15 – 18 thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ trước khi tiếp nhận đơn đặt hàng mới.
Được biết, Ấn Độ đề xuất trước tiên mua 2 thủy phi cơ US-2 sản xuất tại Nhật Bản, sau đó hợp tác sản xuất khoảng 10 chiếc ở Ấn Độ.
Tàu ngầm thông thường AIP Kokuryu số hiệu SS-506 lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Nguồn tin phân tích cho rằng, Nhật Bản hoàn toàn không có kinh nghiệm trên phương diện thỏa thuận công nghệ và bán vũ khí phức tạp, đặc biệt là trên phương diện bồi thường.
Được biết, Ấn Độ đã đề xuất bồi thường thương mại lên tới 30% đối với giao dịch US-2, nhân viên đàm phán phía Nhật Bản không thể đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 13 tháng 4, chuyên gia hải quân Nhật Bản Alessio Patalano của Học viện hoàng gia London cho rằng, một trong những điểm khó của giao dịch tàu ngầm lớp Soryu là công nghệ của tàu ngầm này tiên tiến hơn so với đối thủ cạnh tranh khác.
Tàu cũng có tính năng tàng hình tốt hơn, điều này có thể vượt nhu cầu của Ấn Độ và làm cho lợi ích nhận được của Ấn Độ có hạn, Nhật Bản cho dù kinh nghiệm phong phú cũng rất khó xây dựng phương án chuyển giao công nghệ, Ấn Độ sẽ tồn tại khó khăn rất lớn khi độc lập chế tạo tàu ngầm này.
Đồng thời, các nhà sản xuất tàu ngầm nước ngoài như Cơ quan chế tạo tàu chiến Pháp, Nhà máy đóng tàu Deutsch Đức, Công ty Navantia Tây Ban Nha và Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboroexport) rất có thể cạnh tranh hợp đồng tàu ngầm của Ấn Độ.
Quan chức Hải quân Ấn Độ cho biết, mặc dù tàu ngầm lớp Soryu chạy êm hơn, tải trọng lớn hơn, nhưng Ấn Độ vẫn chưa rõ về khả năng mua sắm tàu chiến lượng giãn nước lớn. Căn cứ vào quy định mới nhất của Ấn Độ, nhà máy đóng tàu nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho nhà máy đóng tàu Ấn Độ khi bán vũ khí, nhưng Nhật Bản hoàn toàn không muốn chia sẻ công nghệ của họ.
Video đang HOT
Tàu ngầm thông thường AIP Kokuryu số hiệu SS-506 lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Có thể xây dựng vòng bao vây hình thoi đối với Trung Quốc
Trước đó, tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 30 tháng 3 dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, một khi Ấn Độ nhận được tàu ngầm Nhật Bản sẽ vô hình trung tăng cường bao vây Trung Quốc. Ấn Độ hy vọng thông qua các phương thức như mua sắm vũ khí, tăng cường hợp tác quân sự với Nhật và Mỹ, kiềm chế năng lực trên biển nhất là xâm nhập Ấn Độ Dương của Trung Quốc.
Lý Kiệt cho rằng, một khi hợp tác công nghệ tàu ngầm giữa Nhật Bản-Ấn Độ-Australia kết hợp thành một “dây chuyền”, cộng với Mỹ đứng sau một loạt sự kiện này, chắc chắn sẽ tạo ra mối đe dọa và ảnh hưởng tới việc Trung Quốc “mở rộng lợi ích trên biển”.
Chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ chủ yếu chính là thông qua đồng minh để thực hiện kiểm soát toàn diện đối với khu vực này, trong khi đó, “vòng bao vây hình thoi” do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra thực chất chính là một thể hiện quan trọng của chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ, có ý đồ thông qua 4 điểm Mỹ-Nhật Bản-Ấn Độ-Australia để thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, biển Andaman và Biển Đông.
Trong khi đó, Nhật Bản và Australia đã cơ bản hoàn thành một cấu trúc chiến lược, đã cơ bản kiểm soát khá đầy đủ đối với Biển Đông và Thái Bình Dương, còn trên hướng Ấn Độ Dương và biển Andaman, Diego Garcia của Mỹ cách tương đối xa, mặc dù Ấn Độ có một bộ tư lệnh ở quần đảo Nicobar ở khu vực lân cận eo biển Malacca, nhưng năng lực của tàu ngầm thông thường tương đối yếu, Mỹ và Nhật Bản đều hy vọng có thể tăng thêm năng lực dưới nước cho Ấn Độ, lấp kín “chỗ hở” cuối cùng của vòng bao vây hình thoi.
Theo báo chí Nhật Bản, Hải quân Ấn Độ hiện có 15 tàu ngầm, nhưng ngày càng cũ kỹ, chưa đến một nửa số lượng tàu ngầm có thể triển khai hành động trong trạng thái có chiến sự. Ấn Độ ngày càng lo ngại Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương, do đó, Ấn Độ muốn tăng cường bảo đảm an ninh trên biển, đổi mới vũ khí trang bị trở thành vấn đề quan trọng.
Tàu ngầm thông thường AIP Kokuryu số hiệu SS-506 lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Theo Giáo Dục
Tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản tiên tiến nhất và lớn nhất thế giới
Để ngăn chặn Liên Xô, Nhật Bản được Mỹ trợ giúp phát triển tàu ngầm, tốc độ đổi mới thế hệ tàu ngầm của Nhật Bản đáng kinh ngạc, số lượng có thể tăng mạnh...
Tàu ngầm tấn công thông thường lớp Harushio Nhật Bản
Tờ "Giải phóng quân" Trung Quốc ngày 15 tháng 11 đăng bài viết "Sát thủ Soryu lặn bí mật" của các tác giả Cung Xuân Khoa, Dương Bồi.
Bài viết cho rằng, gần đây, truyền thông Nhật Bản công khai hình ảnh ha thuy của tàu ngầm Tateryu (Nhân Long/Thần Long) động cơ AIP lớp Soryu mới nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển, đây đã là chiếc tàu ngầm lớp Soryu thứ 7 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Nhưng năm gân đây, tàu ngầm lớp này của Nhật Bản lần lượt ha thuy và biên chế với tốc độ mỗi năm 1 chiếc. Tàu ngầm lớp Soryu thu hút sự quan tâm của một số quốc gia do nó có tính năng ưu việt. Được biết, Chinh phu Australia đang thảo luận mua sắm một lô tàu ngầm lớp này từ Nhật Bản để thay thế cho tàu ngầm đông cơ thông thương lớp Collins đang ngày càng lão hóa.
Tàu ngầm cấp Soryu rốt cuộc có những điểm "hơn người" nào? Tại sao có thể giành được sự ưu ái của Australia? Trong tương lai xu thế phát triển của tàu ngầm Nhật Bản như thế nào?
Giỏi lặn, thân lớn, tiếng ồn nhỏ
Căn cứ vào quy tắc đặt tên của tàu chiến Nhật Bản, tàu ngầm thông thương sử dụng tên của khí tượng biển hoặc động vật điềm lành để đặt tên, chẳng hạn tên của tàu ngầm lớp Soryu đặt theo tên của động vật điềm lành.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Tàu ngầm lớp Soryu là tàu ngầm tiên tiến nhất hiện nay của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, nhiệm vụ chủ yếu của nó gồm chống tàu ngầm, đặt mìn va thu thâp tinh bao, là một loại tàu ngầm thông thường đa năng cỡ lớn vừa có thể thưc hiên nhiệm vụ tuần tra cảnh giới biển gần, vừa thích hợp với tác chiến biển xa.
Tàu ngầm lớp Soryu có rất nhiều ưu điểm như thể tích lớn, tiếng ồn nhỏ, thời gian lặn dài, tính ổn định tốt, thậm chí được gọi là một trong những tàu ngầm thông thường tiên tiến nhất trên thế giới.
Sử dụng hệ thống AIP là tiêu chí rõ rệt để tàu ngầm lớp Soryu khác với các tàu ngầm lớp khác của Nhật Bản. Động lực chính của tàu ngầm thông thường dựa vào động cơ diesel và bình ắc quy cung cấp, sự vận hành của động cơ diesel cần không khí, vì vậy trong thời gian lặn dưới nước, tàu ngầm chủ yếu dựa vào bình ắc quy để cung cấp động lực.
Lượng điện của bình ắc quy thường chỉ có thể duy trì thời gian lặn trên 1 ngày, sau đó tàu ngầm phải bước vào "trạng thái ống thông khí" trước khi lượng điện dùng hết, khi đó, tàu ngầm phải lặn đến độ cao để ống thông khí của động cơ diesel nhô lên mặt nước, dựa vào động cơ diesel cung cấp động lực là nạp điện cho bình ắc quy. Độ sâu lặn của tàu ngầm ở trạng thái này thường chỉ hơn 10 m, rất dễ bị địch phát hiện.
Trong khi đó, tàu ngầm lớp Soryu đã áp dụng công nghệ động cơ Stiring của Thụy Điển, cốt lõi của công nghệ này chính là tự mang theo ô xi lỏng và nhiên liệu, từ đó làm cho động cơ thoát khỏi sự lệ thuộc vào không khí, làm cho thời gian lặn của tàu ngầm có thể lên tới 2 - 3 tuần.
Tàu ngầm thông thường AIP Kokuryu số hiệu SS-506 lớp Soryu của Nhật Bản, hạ thủy ngày 31 tháng 10 năm 2013.
Tàu ngầm lớp Soryu là tàu ngầm thông thường có kích cỡ lớn nhất trên thế giới hiện nay, lượng giãn nước tiêu chuẩn là 2.950 tấn, lượng giãn nước tối đa đạt 4.200 tấn.
Thân tàu lớn có thể chứa nhiều thiết bị, nhiên liệu hơn, giúp cho tàu ngầm lớp này có năng lực chạy liên tục mạnh hơn, có thể phối hợp với tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản thưc hiên nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển, trong thời chiến còn có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến liên hợp với hải quân đồng minh trong khuôn khổ bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật.
Công nghệ giảm tiếng ồn của tàu ngầm lớp này cũng đứng vị trí số một, tàu ngầm không chỉ đã lắp gạch giảm âm (anechoic tile) vào bề mặt thân tàu, mà còn lắp toàn bộ thiết bị máy móc ở nền hình bè, nền này kết nối linh hoạt với thân tàu, từ đó làm cho tiếng ồn của thiết bị không dễ truyền ra ngoài tàu. Chỉ riêng thiết kế này đã làm cho tiếng ồn của tàu ngầm giảm 15 - 20 đê-xi-ben.
Thân tàu hình "xì gà" và đuôi hình X làm cho thân tàu khỏe khoắn, linh hoạt hơn. So với hình "giọt nước" truyền thống, không gian bên trong của tàu ngầm lớp Soryu lớn hơn, hơn nữa trở lực bên ngoài nhỏ hơn, khả năng chịu áp suất mạnh hơn. Điều đáng chú ý là, đặc điểm lớn nhất của bánh lái đuôi hình X là có thể lần lượt tiến hành điều khiển nhỏ đối với 4 hệ thống lái, có thể bảo đảm cho tàu ngầm tiến hành hoạt động tự do ba chiều trong không gian lặn.
Do hình X phức tạp hơn công nghệ điều khiển bánh lái đuôi hình chữ thập, vì vậy, tàu ngầm lớp Soryu sẽ lệ thuộc vào công nghệ điều khiển máy tính tiên tiến hơn, điều này đã phản ánh tàu ngầm lớp này đã được cải tiến và nâng cao so với tàu ngầm lớp Oyashio trên phương diện công nghệ điều khiển tự động.
Tàu ngầm thông thường AIP Tateryu (Thần Long) lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy ngày 8 tháng 10 năm 2014
Nghiên cứu phát triển mới
Nhật Bản nghiên cứu chế tạo, sử dụng tàu ngầm có thể ngược dòng đến thời kỳ chiến tranh Nhật-Nga. Đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã nhập khẩu 5 tàu ngầm của Mỹ, đã thành lập biên đội tàu ngầm đầu tiên. Sau Chiên tranh thê giơi lân thư hai, công nghệ chế tạo sử dụng tàu ngầm của Nhật Bản đã tương đối hoàn thiện, có rất nhiều đổi mới về tư tưởng thiết kế va chức năng tác chiến.
Chẳng hạn, Nhật Bản từng sử dụng tàu ngầm mang theo máy bay oanh tạc lãnh thổ Mỹ. Nhưng do ảnh hưởng của tư duy "tàu to pháo lớn", khi đó tàu ngầm Nhật Bản hoàn toàn không được thực sự coi trọng, phần lớn dùng để thực hiện một số nhiệm vụ như vận chuyển binh sĩ và lương thực.
Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ nghiêm cấm Nhật Bản chế tạo tàu ngầm. Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, do muốn thông qua Nhật Bản ngăn chặn Liên Xô, Mỹ mới hủy bỏ hạn chế và trợ giúp Nhật Bản chế tạo, phát triển lưc lương tau ngâm, nhưng, tàu ngầm phần lớn là lấy phiên bản phòng vệ duyên hải làm chính.
Mãi đến thập niên 70 của thế kỷ trước, tàu ngầm Nhật Bản mới bắt đầu phát triển nhanh và có hệ thống, bình quân cứ 5 - 10 năm đưa ra một kế hoạch chế tạo, đã nghiên cứu chế tạo ra gần 10 loại tàu ngầm như lớp Uzushio, lớp Yushio, lớp Harushio va lớp Oyashio.
Tàu ngầm thông thường lớp Oyashio Nhật Bản
Chiếc tàu ngầm lớp Soryu đầu tiên - cũng mang tên là Soryu bắt đầu được chế tạo vào tháng 3 năm 2005, ha thuy vào năm 2007, biên chế tháng 3 năm 2009; sau đó lần lượt biên chế các tàu ngầm lớp này mang tên là Unryu, Hakuryu, Kenryu, Zuiryu, Kokuryu va Tateryu (Nhân Long). Căn cứ vào kế hoạch tàu ngầm của Nhật Bản, tàu ngầm lớp Soryu tổng cộng chế tạo 9 chiếc, hiện nay còn có 2 chiếc đang chế tạo, dự tính năm 2018 có thể biên chế toàn bộ.
Tham vọng to lớn
Hiện nay, công tác chế tạo tàu ngầm cấp Soryu của Nhật Bản đã gần kết thúc, kế hoạch đóng tàu mới đang được chuẩn bị. Nhìn vào các thông tin đã nắm được hiện nay, sự phát triển trong tương lai có 3 phương hướng:
Số lượng nhiêu hơn
Tư thập niên 70 của thế kỷ trước đến nay, Nhật Bản bị ràng buộc bởi Hiến pháp hòa bình, số lượng tàu ngầm luôn duy trì khoảng 16 chiếc. Nhưng năm gân đây, tiến trình "hữu khuynh hóa chính trị" Nhật Bản không ngừng đẩy nhanh, do ảnh hưởng bởi dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể và "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch đến năm 2020 se mở rộng quy mô tàu ngầm lên 22 chiếc.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Hơn nữa, cộng với thời gian hoạt động của tàu ngầm nghỉ hưu Nhật Bản về cơ bản đều khoảng 16 năm, thấp xa so với tiêu chuẩn 30 năm thông thường, sau khi nghỉ hưu vẫn không lỗi thời. Trong mấy chục năm tới, trên cơ sở duy trì tốc độ đóng tàu hiện có, Nhật Bản thông qua kéo dài thời hạn hoạt động, sẽ làm cho số lượng tàu ngầm nhiều hơn.
Cỡ lớn hơn
Ngay từ thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã có kinh nghiệm chế tạo tàu ngầm trọng tải lớn có thể mang theo máy bay. Từ Soryu đến Tateryu, trọng tải của tàu ngầm Nhật Bản ngày càng lớn, tàu ngầm Nhật Bản trong tương lai sẽ duy trì xu thế này, cung cấp nền tảng lớn hơn cho ứng dụng nhiều hơn công nghệ mới, lắp nhiều trang bị và vũ khí mới hơn.
Công nghệ tốt hơn
Ngay từ khi chiếc tàu ngầm lớp Soryu đầu tiên hạ thủy, Nhật Bản đã bắt đầu thông qua các phương thức như tự chủ nghiên cứu phát triển hoặc hợp tác, sử dụng công nghệ mới trong quy hoạch, thiết kế và chế tạo tàu ngầm lớp tiếp theo.
Những công nghệ mới này có thể gồm có hệ thống định vị thủy âm thế hệ mới, công nghệ AIP mới v.v... Trên phương diện vũ khí trang bị, lắp thêm ngư lôi mới G-RX6 và tên lửa chống hạm..., việc sử dụng công nghệ mới đã làm cho tính năng tổng thể của tàu ngầm có bước nhảy về chất.
Biên đội tàu ngầm, tàu nổi của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Theo Giáo Dục
Lộ ảnh nóng tàu ngầm "Rồng đen" của Nhật Bản Được đưa vào biên chế của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) từ giữa tháng 3, tuy nhiên, sau hơn nửa tháng, những hình ảnh đầu tiên về tàu ngầm phi hạt nhân lớp Soryu mang tên SS-506 Kokuryu mới được tiết lộ. Tàu ngầm Kokuryu (dịch ra tiếng Anh là Black Dragon - Rồng đen) số hiệu SS-506 là chiếc...