Nhật Bản mua thêm hàng trăm triệu liều vaccine ngừa COVID-19
Ngày 8/10, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết đã ký hợp đồng với tập đoàn dược phẩm Pfizer Inc của Mỹ mua thêm 120 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và dự kiến tiếp nhận từ tháng 1/2022.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech . Ảnh: AFP/TTXVN
Sau cuộc họp nội các, Bộ trưởng Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản Shigeyuki Goto khẳng định chính phủ sẽ nỗ lực để đảm bảo đủ vaccine cho người dân trong nước. Chính phủ cũng đã ký các hợp đồng nhập khẩu thêm vaccine phòng COVID-19 của hai hãng Mỹ là Moderna và Novavax, lần lượt là 50 triệu liều và 150 triệu liều.
Dự kiến, hãng dược phẩm Takeda sẽ là đơn vị phân phối vaccine của Novavax tại Nhật Bản và các lô vaccine của Moderna theo hợp đồng này sẽ được bàn giao trong năm sau.
Cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Y tế Nhật Bản đã quyết định đến cuối năm nay, sẽ bắt đầu tiêm liều thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 cho người dân để tăng cường khả năng phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện giới chức đang cân nhắc các đối tượng được ưu tiên tiêm liều thứ 3 sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech theo hợp đồng vừa ký.
Video đang HOT
* Trong khi đó, ngày 7/10, Chính phủ Panama thông báo nước này sẽ mua thêm 3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech nhằm phục vụ chương trình tiêm chủng trong năm 2022. Đơn đặt hàng trị giá 45 triệu USD này sẽ đưa tổng số vaccine của hãng Pfizer/BioNTech mà quốc gia Trung Mỹ này mua lên 10 triệu liều.
Panama có kế hoạch tiêm mũi liều tăng cường cho những người dân thuộc nhóm dễ bị tổn thương và có nguy cơ mắc bệnh cao như nhân viên y tế, người suy giảm miễn dịch và người trên 55 tuổi. Giới chức quốc gia có khoảng 4,2 triệu dân này dự kiến triển khai các chương trình du lịch vaccine, qua đó khuyến khích người dân cũng như du khách tiêm vaccine và kích cầu du lịch nội địa.
Từ khi đại dịch bùng phát, Panama đã ghi nhận trên 468.000 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 7.259 người đã tử vong.
Philippines cấp phép tiêm vaccine cho trẻ từ 12 tuổi
Từ tháng 10 tới, trẻ em Philippines từ 12 tuổi sẽ được tiêm vaccine COVID-19. Đây là quyết định được Chính phủ Philippines đưa ra ngày 28/9, trong nỗ lực nâng tỷ lệ tiêm chủng của cả nước cũng như chuẩn bị mở cửa lại trường học.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trước đó, Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Philippines đã phê chuẩn sử dụng vaccine của hãng Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Tiêm chủng cho trẻ em được coi là một bước quan trọng để mở lại các trường học ở Philippines, vốn là một trong số ít các quốc gia trên thế giới vẫn đóng cửa trường học kể từ khi đại dịch bùng phát. Chính phủ Philippines gần đây đã công bố kế hoạch thí điểm mở cửa trở lại 120 các trường tiểu học và trung học, nhưng chỉ có rất ít thông tin chi tiết được công bố.
Tiến độ tiêm phòng COVID-19 tại Philippines hiện vẫn bị đánh giá là chậm chạp. Gần 7 tháng sau khi lô vaccine đầu tiên được chuyển giao cho Philippines, đến nay mới chỉ có 25% người trưởng thành ở nước này đã tiêm vaccine đầy đủ. Chính phủ Philippines trước đó đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 70% người trưởng thành trước cuối năm 2021.
Theo người phát ngôn của Chính phủ, ông Harry Roque, tỷ lệ tiêm vaccine đủ liều tại vùng thủ đô là hơn 72%. Kể từ khi đại dịch bùng phát, Philippines đã ghi nhận tổng cộng 2,5 triệu ca mắc, trong đó có hơn 37.000 ca tử vong.
* Các nhà quản lý dược phẩm Ấn Độ đã cho phép Viện Huyết thanh nước này tiến hành tuyển chọn tình nguyện viên là trẻ em ở độ tuổi từ 7-11 tuổi tham gia cuộc thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 của hãng Novavax (Mỹ).
Theo thông báo của hội đồng chuyên gia của Cơ quan kiểm soát chất lược dược phẩm trung ương Ấn Độ, sau khi xem xét kỹ lưỡng, ủy ban này cho phép Viện Huyết thanh bắt đầu thực hiện việc tuyển chọn tình nguyện viên trong độ tuổi trên.
Viện Huyết thanh đã tiến hành một cuộc thử nghiệm lâm sàng vaccine Covovax - do công ty Novovax của Mỹ phát triển và do viện này sản xuất - ở nhóm đối tượng từ 12-17 tuổi và đã có dữ liệu ban đầu về mức độ an toàn của 100 tình nguyện viên.
Giới chức y tế Ấn Độ vẫn chưa cấp phép sử dụng vaccine của hãng Novavax. Hồi đầu tháng này, Giám đốc điều hành Viện Huyết thanh Ấn Độ Adar Poonawalla bày tỏ hy vọng vaccine của Novavax sẽ được cấp phép tiêm cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi vào tháng 1 hoặc tháng 2/2022. Cho tới nay, Ấn Độ mới chỉ cho phép tiêm vaccine phòng COVID-19 sử dụng công nghệ DNA của hãng Zydus Cadila cho người trưởng thành và trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Thống kê cho thấy quốc gia gần 1,4 tỷ dân này tiêm được hơn 870 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho người trưởng thành.
Hiện Ấn Độ đứng thứ hai thế giới về số ca mắc COVID-19 với 33.697.581 ca và 447.406 ca tử vong.
82% dân số Campuchia đã tiêm ít nhất một liều vaccine Ngày 27/9, Quốc vụ khanh kiêm người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia, bà Or Vandine, công bố báo cáo cho biết 13,12 triệu người Campuchia, tương đương 82% tổng số 16 triệu dân nước này, đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 17/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo báo cáo, trong 13,12...