Nhật Bản mở rộng thị trường nội địa dành cho các loại xe ôtô điện
Doanh số bán các loại xe điện, xe sử dụng cả điện và xăng và xe chạy pin nhiên liệu tại Nhật Bản năm 2019 đạt khoảng 40.000 chiếc, chiếm chưa đầy 1% tổng số các loại ôtô.
Nhật Bản sẽ mở rộng thị trường dành cho các xe thân thiện với môi trường. (Ảnh minh họa. Nguồn: Asia.nikkei.com)
Nhật Bản sẽ mở rộng thị trường nội địa dành cho các loại xe ôtô thân thiện với môi trường lên quy mô 1 triệu chiếc vào năm 2030, tăng 20 lần so với nhu cầu hiện nay.
Đây là một phần nội dung dự thảo kế hoạch hành động của Chính phủ Nhật Bản nhằm thực hiện mục tiêu trung hòa khí thải carbon .
Kế hoạch hành động trên nằm trong khuôn khổ chiến lược tăng trưởng mà Chính phủ Nhật Bản dự kiến thông qua trong năm nay, trong đó bao gồm cả biện pháp khuyến khích đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực năng lượng tái tạo .
Doanh số bán các loại xe điện, xe sử dụng cả điện và xăng và xe chạy pin nhiên liệu (fuel cell) tại Nhật Bản năm 2019 đạt khoảng 40.000 chiếc, chiếm chưa đầy 1% tổng số các loại ôtô được bán tại thị trường này.
Video đang HOT
Mục tiêu chuyển đổi của Nhật Bản phù hợp với xu hướng toàn cầu nhằm loại dần nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực giao thông.
Kế hoạch này được một số chuyên gia môi trường đánh giá là chưa tham vọng bằng một số nước khác, như Anh đã cam kết cấm bán các loại xe sử dụng xăng và dầu từ năm 2030.
Dự thảo kế hoạch hành động mới có đoạn nêu rõ trong bối cảnh điện hóa ôtô đang diễn ra nhanh hơn so với dự liệu, Nhật Bản cần phải đặt mục tiêu trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này.
Nhật Bản cũng sẽ phối hợp với các đối tác để đẩy mạnh nghiên cứu đổi mới công nghệ như nhiên liệu hydrogen, các loại pin nhiên liệu thế hệ mới và tái chế carbon thông qua “các dự án quốc gia” để có kết quả cụ thể vào năm 2030.
Cũng theo kế hoạch mới, Nhật Bản sẽ tăng cường sử dụng năng lượng điện gió từ các trạm điện gió ngoài khơi, với mục tiêu sản xuất được 30 GW điện vào năm 2040, cao gấp 30 sản lượng của các nhà máy nhiệt điện.
Hiện sản lượng điện từ các trạm điện gió ngoài khơi Nhật Bản đạt khoảng 20.000 KW (tức 0,02 GW), toàn bộ là các dự án của nhà nước.
Thủ tướng Suga Yoshihide đưa vấn đề chống biến đổi khí hậu thành một ưu tiên của chính phủ, với cam kết hoàn thành mục tiêu trung hòa khí carbon, tức là đưa mức phát thải ròng CO2 bằng 0 vào năm 2050.
Kế hoạch hành động mới nhằm đạt mục tiêu kép là vừa cam kết hoàn thành mục tiêu trung hòa carbon vừa thúc đẩy phuc hồi kinh tế hậu khủng hoảng COVID-19./.
"Lỗ hổng" trong chương trình triển khai xe điện bảo vệ môi trường của Nhật Bản
Theo các chuyên gia, Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện đang làm giảm tác động của chương trình triển khai xe điện nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon.
Sau khi nhậm chức vào tháng 9/2020, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga gần đây đã cam kết đưa nước này trở thành quốc gia trung tính carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, hiện nay, hơn 75% lượng điện của Nhật Bản vẫn được sản xuất từ than đá, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và dầu mỏ.
Atsushi Inaba, Chủ tịch Trung tâm Xúc tiến Đánh giá Vòng đời Nhật Bản (JLCAF) cho hay để cắt giảm lượng khí thải, Nhật Bản phải tăng mức đóng góp của điện sản xuất từ năng lượng tái tạo lên ít nhất 30%, hoặc bằng mức trung bình của các nước Liên minh châu Âu (EU).
Theo Chủ tịch Inaba, Nhật Bản phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo để xây dựng chiến lược năng lượng mới cho đất nước với việc giảm lượng khí thải carbon không chỉ từ xe điện mà còn của toàn xã hội.
Hiện nay, EU đang thúc giục các nhà sản xuất ô tô sản xuất nhiều xe điện hơn, với các quy định nghiêm ngặt hơn về khí thải từ năm 2021, khi yêu cầu lượng khí thải CO2 của các phương tiện mới tại khối này trung bình là từ 95g/km trở xuống. Một số chính phủ thậm chí đã công bố lịch trình chuyển đổi hoàn toàn sang phương tiện không phát thải.
Vương quốc Anh, Trung Quốc và bang California của Mỹ sẽ cấm bán ô tô mới sử dụng động cơ xăng vào năm 2035, và Pháp sẽ áp dụng lệnh cấm tương tự vào năm 2040.
Tuy nhiên, với việc lượng khí thải từ phương tiện giao thông chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, một số chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô cho rằng việc tập trung phát triển xe điện không có nhiều ý nghĩa, ít nhất là về mặt kinh tế hiện nay.
Trong khi đó, nhà phân tích cấp cao Koichi Sugimoto của Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities Co., cho rằng các quy định siết chặt về khí thải đang hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng. Takaki Nakanishi, Giám đốc điều hành tại Viện nghiên cứu Nakanishi, còn lưu ý các quy định nghiêm ngặt hơn về khí thải trên thế giới đang đặt ra gánh nặng tài chính cho các nhà sản xuất ô tô./.
Honda Odyssey mở cửa bằng cách vẫy tay Mẫu MPV phiên bản nâng cấp sắp ra mắt tại thị trường nội địa với công nghệ lần đầu xuất hiện. Ngày 1/9, hãng xe Nhật đăng thông tin về phiên bản 2021 của Odyssey trên trang web, giới thiệu một số thay đổi so với phiên bản hiện hành. Thông tin nhấn mạnh vào công nghệ mới khi cho phép người sử...