Nhật Bản “mất trắng” 74 tỉ USD vì Fukushima
Ủy ban An toàn Hạt nhân Nhật Bản hôm 13-10 thông báo thiệt hại do thảm họa hạt nhân Fukushima gây ra ước tính lên đến 74 tỉ USD.
Cũng theo cơ quan này, việc phá dỡ 4 lò phản ứng hạt nhân sẽ tiêu tốn 14,9 tỉ USD; còn 52 tỉ USD sẽ được dành cho bồi thường, làm sạch đất nhiễm xạ và nhiều hoạt động khác liên quan.
Theo đó, quỹ hỗ trợ đặc biệt của chính phủ được thành lập sau thảm họa sẽ tài trợ cho dự án. Ngân sách của quỹ này được lấy từ tiền ngân sách nhà nước và các khoản đóng góp từ các tổ chức tài chính.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I (Ảnh: RIA NOVOSTI)
Video đang HOT
Chính phủ Nhật kiểm tra nồng độ phóng xạ người dân ngay sau thảm họa hạt nhân (Ảnh: AP)
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, chịu trách nhiệm điều hành trong vài năm tới.
Chi phí về làm sạch không nằm trong chi phí sản xuất năng lượng hạt nhân, và cũng không gồm chi phí khắc phục trong trường hợp xảy ra thiên tai tại nhà máy điện hạt nhân. Đó là lý do tại sao năng lượng hạt nhân vẫn được xem là rẻ nhất, chưa đến 1 USD/ kW giờ (rẻ bằng một nửa so với điện được sản xuất từ các dự án thủy điện lớn).
Theo Người Lao Động
Nhật Bản muốn dân Fukushima quay về nhà
Nhật Bản dỡ bỏ khuyến cáo di tản tại 5 khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima và khẳng định những nơi này đã an toàn để người dân trở về.
Người dân Fukushima tại một trại tạm trú ở tỉnh Fukushima. Ảnh: AFP.
Chính phủ Nhật Bản hôm qua cho biết đã dỡ bỏ khuyến cáo di tản tại 5 khu vực cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 từ 20 km đến 30 km, nơi hàng chục nghìn người dân đã được yêu cầu di dời để tránh phóng xạ hồi tháng 3 năm nay. Tuy nhiên, theo AFP, Nhật Bản sẽ vẫn duy trì vùng cấm 20 km quanh nhà máy bị động đất và sóng thần phá hủy, dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất ở Nhật Bản.
Tokyo đặt mục tiêu thuyết phục được 28.500 người dân trong tổng số 58.500 người đã đi sơ tán rằng các khu vực này đã an toàn để trở về sinh sống, với mức phóng xạ chấp nhận được và tình trạng nhà máy hạt nhân đã ổn định hơn. Tuy nhiên, nhiều người trong họ nói với kênh truyền hình NHK rằng họ vẫn đang lưỡng lự chuyện quay về.
"Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để xóa bỏ càng sớm càng tốt những nỗi lo sợ trong người dân để họ có thể trở về nhà", Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, người đã ra quyết định trên nói.
Yêu cầu dỡ bỏ khuyến cáo sơ tán cũng được áp dụng với một số vùng bên ngoài vùng cấm ở hai thị trấn Hirono và Naraha, làng Kawauchi, thành phố Tamura và Minamisoma.
Hàng chục nghìn người ở các vùng phía trong và quanh vùng cấm của nhà máy Fukushima số 1 đang sống tại các trại tạm trú. Quá trình khôi phục hoàn toàn các khu vực này dự kiến phải kéo dài hàng chục năm. Nhiệm vụ khôi phục các thị trấn và làng mạc tại các vùng nhiễm phóng xạ rất phức tạp, đòi hỏi chi phí cao và gặp vấn đề về địa điểm để trữ nguồn đất đã bị nhiễm xạ.
"Chính phủ đã để dành ngân sách 1,15 nghìn tỷ yên, tức 15 tỷ USD, để tiến hành tẩy uế các khu vực này", Bộ trưởng Môi trường Goshi Hosono nói.
Nhiều nhà khoa học đã yêu cầu mở rộng vùng sơ tán do lo ngại những hậu quả khó lường của phóng xạ rò rỉ từ nhà máy. Thậm chí những vùng cách nhà máy Fukushima 100 km cũng bị ảnh hưởng phóng xạ. Một số khu vực trong vùng cấm có thể sẽ không có sự sống trong nhiều thập kỷ tới, với lượng phóng xạ hơn 50 millisievert mỗi năm, trong khi mức phóng xạ cho phép là 20 millisievert mỗi năm.
Công ty điện lực Tokyo (Tepco) cho biết đã có những tiến triển trong hệ thống làm mát và ổn định các lò phản ứng bị rò rỉ. Tepco hy vọng có thể đưa nhà máy Fukushima vào trạng thái ổn định trong tháng một năm sau.
Theo VNExpress
Nhật Bản phát hiện trường hợp gạo nhiễm xạ cao đầu tiên Bộ Nông nghiệp Nhật Bản vừa báo động trường hợp đầu tiên lúa bị nhiễm xạ cao hơn mức mà kể từ đó phải thực hiện các phân tích kỹ lưỡng trước khi gặt. Nhật Bản liên tiếp phát hiện ra dấu vết các chất phóng xạ trong thực phẩm. Các quan chức chính phủ hôm qua đã yêu cầu tiến hành thêm...