Nhật Bản kiên trì hướng tới chính sách đối ngoại hoà bình
Ngày 7/4, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã trình bày báo cáo chính sách đối ngoại thường niên của Chính phủ Nhật Bản.
Báo cáo này nhấn mạnh nước này vẫn cam kết tiếp tục con đường là quốc gia yêu chuộng hòa bình như những gì Tokyo từng làm trong 70 năm qua, kể từ khi chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ II trên cơ sở “hối lỗi sâu sắc”.
Giới thiệu một phần về các nỗ lực ngoại giao của Tokyo trong kỷ nguyên hậu chiến, Sách Xanh Ngoại giao năm 2015 khẳng định Nhật Bản đã xây dựng xã hội trên nền dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của con người và thượng tôn luật pháp, trở thành một hình mẫu cho các nước châu Á.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. (Ảnh: Bloomberg)
Các chuyên gia về chính trị phân tích việc Bộ Ngoại giao Nhật Bản sử dụng cách diễn đạt “hối lỗi sâu sắc” nhằm thể hiện cho thế giới rằng Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang đối diện với lịch sử, trong bối cảnh các nước láng giềng châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc, gây sức ép buộc Tokyo phải thành thực hơn nữa về hành động xâm lược trong thời chiến.
Khác với báo cáo của năm trước, báo cáo lần này đã xoá một đoạn tuyên bố rằng Nhật Bản và Hàn Quốc “chia sẻ những giá trị cơ bản như tự do, dân chủ và tôn trọng quyền cơ bản của con người.”
Ông Kishida cho hay việc thay đổi trên là một phần của tiến trình bình thường khi xây dựng Sách Xanh ngoại giao và được thực hiện cho thống nhất với tuyên bố chính sách trước đó của Thủ tướng Abe.
Ông Kishida nhấn mạnh: “Đất nước chúng ta coi Hàn Quốc là quốc gia láng giềng quan trọng nhất, dự kiến sẽ xây dựng quan hệ song phương hướng tới tương lai.”
Liên quan đến Triều Tiên, Nhật Bản thúc giục Bình Nhưỡng nhanh chóng điều tra toàn diện và thông báo kết quả về các vụ bắt cóc công dân Nhật Bản ở nước này.
Trong khi đề cập đến Nhật Bản và Trung Quốc là các nước láng giềng tăng cường quan hệ mật thiết như là những nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau, Sách Xanh cũng cho rằng Nhật Bản quyết tâm bảo vệ lãnh thổ cũng như lãnh hải và không phận nước này.
Video đang HOT
Đối với Mỹ, Sách Xanh tái khẳng định liên minh Nhật-Mỹ là “trụ cột của ngoại giao và an ninh của Nhật Bản” và khẳng định hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ giải quyết các vấn đề trong khu vực trong bối cảnh Washington đang tái cân bằng chiến lược về khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sách Xanh cũng đề cập đến cam kết của Nhật Bản đối phó với chủ nghĩa khủng bố sau vụ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bắt cóc và sát hại các con tin Nhật Bản hồi đầu năm.
Theo Vietnam
Bí ẩn dự án nghiên cứu đĩa bay của Mỹ
Sử gia nghiệp dư John Greenewald đã dành gần 2 thập niên để theo đuổi yêu cầu thông tin giải mã từ chính phủ Mỹ về các vật thể bay không xác định (UFO).
Mới đây, ông đã đăng tải lên Internet hơn 100.000 trang tài liệu về các cuộc điều tra UFO trong nội bộ Không lực Mỹ. BBC nêu ra 5 điểm nổi bật nhất từ các dữ liệu công khai của Dự án Sách Xanh.
Dự án Sách Xanh có một sứ mệnh khá lớn
Nguồn gốc của dự án đầy tham vọng này bắt đầu từ tháng 6/1947, theo nhà nghiên cứu UFO Alejandro Roja.
Ảnh: BBC
Biên tập viên Tạp chí Open Minds này cho biết, Kenneth Arnold - - một phi công và doanh nhân được kính trọng - đang bay trên bầu trời bang Washington thì ông nhìn thấy một số UFO.
Sau đó, Arnold miêu tả chúng "trượt như những chiếc đĩa", cũng như báo chí từng gọi "đĩa bay". Vụ này - cùng với một số vụ khác, bao gồm thông tin đồn đại là UFO hạ cánh xuống Roswell, New Mexico cùng năm - đã khiến Không lực Mỹ lập một nhóm điều tra.
Mang tên Dự án Sách Xanh và có trụ sở tại Căn cứ Không quân Wright-Patterson ở Ohio, chương trình bao gồm rất ít nhân viên. Tuy nhiên, họ đã điều tra 12.618 vụ về UFO trong khoảng thời gian 2 thập niên.
Dự án Sách Xanh được tạo ra trong bối cảnh công chúng bất an
Hình thành trong những năm ngay sau Thế chiến II, Sách Xanh ra đời nhằm ngăn chặn tâm trạng bất an lan rộng trong dân chúng về số lượt nhìn thấy UFO tăng cao.
"Có rất nhiều kích động trong dân chúng, và với quân đội và chính phủ lúc đó thì đó quả là một nguy cơ lớn", Greenwald bình luận. "Không phải chuyện liệu UFO có là người ngoài hành tinh hay không mà là việc chúng đang gây hoảng loạn, vì vậy chính phủ phải trấn an mọi người".
Vào những năm 1940 và 1950, cảnh tượng UFO xuất hiện vẫn được bàn bạc ở các cấp độ cao trong chính phủ.
"Hồi đó nó được nhìn nhận rất nghiêm túc", biên tập viên Rojas nói - với các chỉ huy của Cục Tình báo Trung ương Mỹ công khai khẳng định, đây là một hiện tượng có thật và thậm chí nghị sĩ quốc hội lúc đó là Gerald Ford còn cảnh báo cần phải điều tra.
Trong năm 1966, một ủy ban không lực khác được thành lập để nghiên cứu sâu một số trường hợp trong Dự án Sách Xanh. Nhóm này sau đó ra một báo cáo kết luận không tìm thấy bằng chứng UFO.
Và dự án chính thức bị khai tử vào năm 1969.
Các nhà điều tra UFO tin rằng sự thật vẫn chưa được biết đến. (Ảnh: Getty)
Nhiều vụ trong Dự án Sách Xanh dường như rõ rành rành
Mặc dù nhiều nguồn đáng tin, từ các đô đốc hải quân đến các phi công quân sự và dân sự, thông báo nhìn thấy UFO nhưng hầu hết các vụ được điều tra theo Dự án Sách Xanh đều có kết luận là do bóng bay thời tiết, khí đầm lầy, các sự kiện khí tượng học, thậm chí là đảo nhiệt độ.
Một số vụ không thể giải thích đơn giản
Theo hai ông Greenewald và Rojas, hơn 700 mục ghi trong Dự án Sách Xanh rốt cuộc không được các nhà nghiên cứu giải thích. Nhiều vụ kết luận không đủ bằng chứng và dữ liệu.
Tuy nhiên, một số vụ thì đặt ra nhiều câu hỏi hơn câu trả lời cho giới nghiên cứu UFO.
Chẳng hạn năm 1964, một sĩ quan cảnh sát ở Socorro, New Mexico, bỏ dở việc theo đuổi nghi phạm vì nhìn thấy máy bay lạ trên bầu trời trước mặt. Viên sĩ quan này đi theo máy bay - mà anh miêu tả là mang biển hiệu đỏ rất lạ - và nhìn thấy nó hạ cánh với hai vật chỉ bằng trẻ nhỏ bước ra.
Sau đó, vật lạ cất cánh, để lại những vết cháy xém và bằng chứng trên mặt đất.
Vẫn còn nhiều điều bị che giấu về UFO
Mặc dù Greenewald đã thu gom được một kho tài liệu của chính phủ song ông cho biết vẫn còn nhiều tài liệu nữa ông và người dân bình thường vẫn chưa thể tiếp cận.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet