Nhật Bản khuyến khích người lao động nghỉ nhiều, làm ít
Nhiều thập niên trôi qua kể từ khi “karoshi”, từ chỉ cái chết vì làm việc quá sức, có mặt trong từ điển Nhật Bản, chính quyền nước này vẫn đang chật vật trong phương án kiểm soát vấn đề này.
Trung bình mỗi năm có 2.000 vụ tự tử vì công việc ở Nhật Bản – Ảnh: Reuters
Thể hiện sự cống hiến cho công ty bằng việc hi sinh và không bao giờ rời khỏi nơi làm việc trước khi sếp rời đi. Đây là suy nghĩ ăn sâu vào tiềm thức nhiều nhân viên Nhật Bản.
Bloomberg hôm nay 26.5 đưa tin chính quyền Nhật Bản đã hành động sau khi vào năm ngoái, nửa triệu người dân nước này ký vào một bản kiến nghị kêu gọi chính phủ vào cuộc để giải quyết thực trạng người lao động tử vong vì làm việc quá sức, vấn đề tồn tại trong nhiều năm qua.
Bản dự thảo vừa được các nhà làm luật đưa ra trong tuần này khuyến khích các công ty rút ngắn thời gian làm việc và bảo đảm rằng mọi nhân viên đều tham gia nhiều hơn các kỳ nghỉ hằng năm. Về phía nhân viên, họ cũng phải dùng 70% trong số ngày nghỉ phép có lương mình có.
Trước đó, luật sửa đổi được trình lên quốc hội vào tháng 4 cũng buộc các công ty phải có chế độ cho nhân viên được nghỉ phép có lương ít nhất 5 ngày trở lên. Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng sẽ giảm được tỷ lệ lao động làm việc từ 60 giờ/tuần trở lên, từ 9% trong năm 2013 xuống còn dưới 5% vào năm 2020.
Theo Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, năm ngoái, mỗi nhân viên toàn thời gian nước này có trung bình 173 giờ làm ngoài giờ. Con số này tăng 18 giờ so với cách đây 10 năm và là số thời gian lớn nhất khi so sánh với số liệu các năm kể từ 1993 đến nay.
Koya Miyamae, nhà kinh tế học tại hãng SMBC Nikko Securities ở Tokyo cho hay: “Các doanh nghiệp Nhật Bản thường có khuynh hướng thúc đẩy nhân sự hiện có làm thêm giờ hơn là thuê thêm nhân viên mới khi họ cần. Thực trạng thiếu nhân lực cũng khiến nhiều công ty ở vài ngành công nghiệp bắt buộc nhân viên làm việc lâu hơn”.
Hơn 2.000 vụ tự tử hằng năm liên quan đến công việc và làm việc quá sức. Tính riêng trong năm 2013, công việc là lý do của 2.323 vụ tự tử ở đất nước mặt trời mọc, không thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục 2.689 vụ trong năm 2011.
Video đang HOT
Nhật Bản vốn là một trong những quốc gia có nhiều kỳ nghỉ trên giấy tờ nhất thế giới với 16 ngày nghỉ lễ mỗi năm. Song đa số nhân viên toàn thời gian Nhật Bản chỉ sử dụng 49% thời gian nghỉ phép có hưởng lương của mình, vốn trung bình là 18 ngày/năm.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Người Nepal chật vật gượng dậy từ đống hoang tàn
Sau thảm họa động đất ở Nepal, những người thoát chết gượng dậy tiếp tục cuộc sống khi xung quanh họ là đói nghèo và đổ nát.
Will Wintercross, phóng viên ảnh của Telegraph, tới Nepal đưa tin về những người sống sót gượng dậy sau trận động đất kinh hoàng ngày 25/4. Trận động đất mạnh 7,8 độ xảy ra ở khu vực phía tây bắc thủ đô Kathmandu đến nay cướp đi sinh mạng của hơn 8.000 người, làm bị thương hơn 17.500 người khác và phá hủy hơn 300.000 ngôi nhà.
Bức ảnh chụp người dân ở làng Pokhasi Gauh thuộc quận Gorkha ngồi chờ lương thực được trực thăng mang tới. Nhiều người trong số họ đã nhịn đói nhiều ngày.
Barpak, một trong hai thị trấn chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thảm họa động đất.
Thi thể của người đàn ông tên là Sun Ghale được đưa lên từ đống đổ nát. Sun thiệt mạng khi hội trường của nhà thờ đổ sập trong cơn rung chuyển hôm 25/4.
Người dân làng Bungamati thuộc quận Lalitpur hiện ngủ trong những khu lều tạm.
Người phụ nữ này ngồi khóc trong căn lều tạm chia sẻ cùng các thành viên khác trong gia đình, sau khi căn nhà của bà ở thành phố Bhaktapur bị phá hủy.
Người dân dắt xe đạp qua một con phố ở Bhaktapur bị gạch vụn từ các tòa nhà đổ sập lấp đầy lối đi.
Làng Bungamati, nơi bị động đất tàn phá, có nhiều ngôi nhà cổ và dễ sập. Sau động đất, người dân dùng các thanh gỗ để chống tường nhà.
Một phụ nữ ở thành phố Bhaktapur mang theo bên mình tài sản còn lại là chiếc gương.
Thầy tu bước vào bên trong một công trình bị hủy hoại trong động đất.
Người phụ nữ bế cháu đứng phía ngoài ngôi nhà của gia đình bị hủy hoại nặng nề ở làng Bungamati.
Cô bé bị thương nằm điều trị phía ngoài Bệnh viện Gorkha vì bên trong không còn chỗ.
Từ khi mất nhà, bà cụ này ngủ trên thùng ôtô.
Bình Minh
Ảnh: Will Wintercross/The Telegraph
Theo VNE
Ấn Độ: Cơ phó "tung chưởng" đánh cơ trưởng trong buồng lái Sau khi bị cơ trưởng yêu cầu viết các thông tin quan trọng của chuyến bay, cơ phó nổi giận và vung tay đánh cấp trên của mình. Ngày 5/4, trong bối cảnh thế giới vừa chứng kiến một thảm họa hàng không do viên cơ phó của hãng Germanwings gây ra, một viên cơ phó của hãng hàng không Air India (Ấn...