Nhật Bản không cho khách một mình đến ‘đảo địa ngục’
Chính quyền thành phố Nagasaki, Nhật Bản không cho phép khách đi du lịch một mình đến ‘đảo địa ngục’ Hashima nhằm đảm bảo an toàn.
Đảo Hashima nhìn từ xa. Ảnh: Motive56.
Hòn đảo khai thác than Hashima (Nagasaki, Nhật Bản) từng là cộng đồng đông dân nhất thế giới, nay đã trở thành thị trấn ma, hay nhiều người còn gọi là “đảo địa ngục”.
Tuy bị bỏ hoang, Hashima vẫn là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng và là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận có liên quan đến Cách mạng Công nghiệp Minh Trị vào năm 2015.
Không muốn du khách một mình ghé thăm
Theo Explore, chuyên trang tư vấn du lịch nổi tiếng của Mỹ, chính phủ Nhật Bản không cấp phép cho thuyền, bè cá nhân lưu thông đến đảo. Du khách chỉ có thể tham quan Hashima thông qua các công ty lữ hành và phải có hướng dẫn viên du lịch đi kèm.
Tòa nhà cũ kỹ trên đảo được xây bằng bê tông, trước kia là khu ổ chuột cho người lao động. Ảnh: Mail Online.
Video đang HOT
Thuyền của đơn vị khai thác tour đến đảo chỉ được cập bến trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Khi đến Hashima, hướng dẫn viên sẽ đưa du khách tham quan theo tuyến đường định sẵn ở rìa phía nam của hòn đảo.
Các tòa nhà bỏ hoang tại Hashima có tuổi đời lên đến 50 năm, thậm chí, một trong số đó là căn hộ bê tông cốt thép lâu đời nhất của Nhật Bản, theo Explore.
Tuy nhiên, du khách chỉ được phép quan sát các tòa nhà bỏ hoang từ xa để đảm bảo an toàn. Ngay cả đội sửa chữa cũng không thể mạo hiểm vào bên trong do nguy cơ tòa nhà sụp đổ cao. Đây cũng là một trong số lý do tại sao du khách bắt buộc phải đi theo đoàn, không đi lang thang khám phá hòn đảo một mình.
Khó tiếp cận
Vùng biển xung quanh đảo Hashima dễ xuất hiện các đợt sóng lớn nếu gió giật mạnh. Do đó, chính quyền thành phố Nagasaki đưa ra những quy định nghiêm ngặt về việc cập bến an toàn.
Theo Công ty TNHH Vận chuyển Yamasa, một trong những công ty lữ hành được cấp phép đến đảo, thành phố ngăn thuyền cập bến nếu tầm nhìn bị ảnh hưởng hoặc tốc độ gió hoặc độ cao sóng quá lớn.
Hashima nhìn từ trên cao. Ảnh: Jordy Meow.
Chi phí đến đảo là 4,200 yen/người lớn (tương đương khoảng 690.000 đồng) chưa bao gồm 310 yen (khoảng 52.000 đồng) phí neo thuyền. Du khách sẽ được hoàn lại một phần tiền nếu tour bị hủy do điều kiện thời tiết.
Mặc dù đảo khó tiếp cận, nguy cơ sụp đổ cao, một số nhà làm phim vẫn chọn Hashima làm bối cảnh với loạt phim bom tấn như Skyfall, Attack on Titan.
Hashima thu hút du khách nhờ kiến trúc của các tòa nhà bỏ hoang. Ngoài ra, lịch sử đen tối từ Thế chiến II cũng gây tò mò cho không ít khách du lịch.
Theo tờ Daily Mail, hòn đảo từng là điểm khai thác than sầm uất vào những năm Thế chiến II. Người Trung Quốc, Triều Tiên từng làm nô dịch, làm việc tại hầm mỏ than cho người Nhật.
Bí ẩn đảo địa ngục bỗng chốc biến thành 'thiên đường khỏa thân'
Ngay sau khi thừa hưởng lại gia tài từ cha, một doanh nhân đến từ Naples (Italy) quyết định biến ngay hòn đảo vốn chỉ là nơi ở của tù nhân thành thiên đường khỏa thân nóng bỏng.
Khi được thừa hưởng từ cha hòn đảo Santo Stefano - trước kia từng là nhà tù, ông Ciardo Orazio nghĩ ngay đến việc sẽ biến nơi này thành điểm du lịch hút khách.
Phương án vị doanh nhân này nghĩ tới là biến hòn đảo nằm im lìm ngoài khơi bờ biển Naple trở thành bãi tắm lý tưởng cho những người yêu thích chủ nghĩa khỏa thân.
Hòn đảo nằm cô đơn giữa biển và xa đất liền. Ảnh: Raffaela Mariniello
"Đến từ một gia đình có truyền thống yêu thiên nhiên, tôi tin rằng việc để cơ thể tiếp xúc với thiên nhiên là điều vô cùng quan trọng. Tôi thích cắm trại dưới bầu trời đầy sao và đó là lý do tôi thường đến đây cùng bạn bè. Tất nhiên, chúng tôi đều trần như nhộng. Tôi thích sự tự do", Ciardo chia sẻ trên News.
Khi đi dạo quanh đảo, Ciaro nói về dự án để khôi phục những gì đổ nát: "Tôi muốn đảo hồi sinh bằng cách giữ gìn vẻ đẹp hoang sơ của nó. Đây là lý do tôi muốn biến nó thành thiên đường du lịch khỏa thân. Du khách cũng có thể ở lại trong lều, hoặc phơi mình dưới ánh nắng mặt trời và bên cạnh là những mảng núi lửa màu đen. Santo Stefano là một thiên đường hoang sơ và tôi không muốn bất kỳ ai làm hỏng sự tinh khiết của nó".
Santo stefano là một thiên đường hoang sơ. Ảnh: Raffaela Mariniello
Santo Stefano là một hòn đảo san hô nhỏ nằm trên biển Tyrrhenian. Hòn đảo dường như bị cô lập và bị người đời quên lãng. Mặc dù vậy, thảm thực vật ở đây vô cùng phong phú với loài cá mú khổng lồ. Dưới đáy biển như một kỳ quan khảo cổ học và những xác tàu thế chiến thứ hai.
Trên đảo có 1 nhà tù hoang phế và ma quái. Nhà tù được xây dựng trong những năm 1770 bởi các vị vua của Naples và được kiểm soát rất nghiêm ngặt bên trong các song sắt. Ở giữa nhà tù có một nhà thờ tượng trưng cho sự thống trị các linh hồn.
Nhà tù cổ xưa hoang tàn trên đảo. Ảnh: Raffaela Mariniello
Trong nhiều thế kỷ qua, những tù nhân bao gồm sát thủ, cướp và mafia thụ án chung thân đều bị giam giữ ở hòn đảo cô lập giữa biển. Nơi đó được ví như một địa ngục và không ai có thể trốn thoát được. Một vài người đã từng cố gắng nhưng đều bị chết đuối.
Khu vực nhà tù trung tâm. Ảnh: Raffaela Mariniello
Ngày nay, những gì còn sót lại ở nơi đây chỉ là một ngôi làng đổ nát và nhà tù ma quái này. Tuy nhiên, đây cũng là 2 thứ không thuộc sở hữu của vị doanh nhân người Italy này.
Trong kế hoạch của mình, Ciardo sẽ biến hòn đảo rộng hơn 28ha thành khu nghỉ mát sang trọng cho giới tỷ phú Nga và Trung Quốc.
8 khu phố truyền thống của Nhật Bản sẽ đưa bạn quay ngược thời gian Không chỉ có không gian cổ kính xinh đẹp, lưu giữ vết tích thời gian, những địa phương này còn nổi tiếng với những món đặc sản địa phương thơm ngon. Hầu hết các khu đô thị và thành phố lớn ở Nhật Bản đều được bao phủ bởi những toà nhà chọc trời hiện đại. Tuy nhiên, ở quốc gia này vẫn...