Nhật Bản hướng đến sửa đổi hiến pháp sau bầu cử
Hiến pháp Nhật Bản có khả năng sẽ được sửa đổi lần đầu kể từ khi ban hành vào năm 1947, sau khi liên minh ủng hộ thắng lớn trong bầu cử thượng viện.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử thượng viện ngày 10.7, giúp phe ủng hộ có được 2/3 số ghế cần thiết để thúc đẩy nỗ lực sửa đổi hiến pháp – tâm nguyện chưa tròn của cố Thủ tướng Abe Shinzo.
LDP thắng lớn
Theo Hãng thông tấn Kyodo, LDP giành được ít nhất 63 ghế, tức hơn một nửa trong tổng số 125 ghế bầu cử lần này nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri, dù Nhật đang phải vật lộn với các vấn đề như giá cả leo thang và những mối đe dọa an ninh. Tính chung, LDP và đảng liên minh Komeito giành tổng cộng 76 ghế trong bầu cử lần này. Phe ủng hộ sửa đổi hiến pháp, bao gồm liên minh LDP-Komeito, hai đảng đối lập và các nghị sĩ độc lập, đã giành được 179 ghế trong thượng viện, vượt qua ngưỡng 166 ghế cần thiết để hướng tới việc sửa đổi hiến pháp lần đầu tiên.
Trong khi LDP thắng lớn nhất kể từ năm 2013, đảng đối lập lớn nhất là đảng Dân chủ Lập hiến (CDP) chỉ giữ được 17 ghế, mất 6 ghế so với trước cuộc bầu cử. Tại trụ sở LDP ở Tokyo, Thủ tướng Kishida và các lãnh đạo cấp cao của đảng đã dành một phút mặc niệm cho ông Abe, thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản vừa bị ám sát hôm 8.7.
Video đang HOT
Đảng LDP đánh dấu chiến thắng trong bầu cử thượng viện ngày 10.7. Ảnh AFP
Xúc tiến sửa đổi hiến pháp
Trong buổi họp báo sau khi có kết quả bầu cử, Thủ tướng Kishida cam kết sẽ thúc đẩy các kế hoạch sửa đổi hiến pháp. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đào sâu hơn cuộc tranh luận tại quốc hội về hiến pháp để có thể đưa ra một đề xuất sửa đổi cụ thể”, ông cho biết. Các đề xuất sửa đổi hiến pháp của LDP bao gồm việc thay đổi điều 9 vốn quy định Nhật không được có quân đội chính thức và không được phát động chiến tranh.
Theo tờ The Washington Post, việc sửa đổi hiến pháp là một trong những mong muốn lớn nhất của ông Abe trong thời gian nắm quyền. Tuy nhiên, ông chưa thể hoàn thành vì nhiều lý do như công chúng vẫn còn nhiều ý kiến mâu thuẫn về vấn đề này. Trong khi đó, các thể chế dân chủ bảo vệ hiến pháp bằng cách đặt ra những quy trình nghiêm ngặt đối với việc sửa đổi. Ngoài yêu cầu phải có sự ủng hộ của ít nhất 2/3 nghị sĩ tại hạ viện và thượng viện, việc sửa đổi hiến pháp còn cần thông qua trưng cầu dân ý với đa số ý kiến ủng hộ.
Thành công hay thất bại trong nỗ lực sửa đổi hiến pháp sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với Nhật và đồng minh Mỹ. Tùy theo nội dung, việc sửa đổi có thể đặt ra những nền tảng, vai trò và sứ mệnh mới của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay. Tại buổi họp báo, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh lại ý định của ông về việc tăng cường đáng kể năng lực phòng vệ của Nhật trong vòng 5 năm tới. Theo Kyodo, ông rất hy vọng sẽ có cuộc thảo luận sôi nổi tại kỳ họp bất thường sắp tới của quốc hội nhằm đáp ứng kỳ vọng của nhân dân thông qua cuộc bầu cử vừa rồi.
Ông Abe được truy tặng Huân chương Hoa cúc
Hãng Kyodo ngày 11.7 đưa tin chính phủ Nhật Bản quyết định truy tặng Huân chương Hoa cúc cao quý nhất của nước này cho cố Thủ tướng Abe Shinzo. Trước đó, 3 thủ tướng Nhật được trao huân chương này gồm các cố thủ tướng Shigeru Yoshida, Eisaku Sato và Yasuhiro Nakasone. Liên quan vụ ám sát ông Abe, các nguồn tin trong giới điều tra tiết lộ rằng hung thủ đã tham khảo trên YouTube khi tự chế súng dùng để gây án. Nghi phạm Tetsuya Yamagami (41 tuổi) còn khai nhận về việc thử khẩu súng tự chế tại một cơ sở của tổ chức tôn giáo mà hắn căm ghét vì mẹ hắn đã quyên góp quá nhiều tiền. Trong một diễn biến khác, Đài NHK ngày 11.7 đưa tin cơ quan thực thi pháp luật Nhật cho rằng những sĩ quan cảnh sát bảo vệ ông Abe đã không theo quy trình. Cảnh sát cho biết hung thủ tiến về phía ông Abe đang phát biểu và nổ súng ở khoảng cách chỉ vài mét, với 2 phát cách nhau gần 3 giây. Theo cơ quan chức năng, những sĩ quan trên lẽ ra phải đẩy ông Abe nằm xuống sau phát súng thứ nhất, vây quanh và đưa ông đến xe hơi hoặc một nơi an toàn khác. Cảnh sát quốc gia Nhật hiện đang xem xét lại những vấn đề có khả năng đóng vai trò trong vụ việc.
Nhật Bản truy tặng huân chương cao quý nhất cho cố Thủ tướng Abe Shinzo
Ngày 11/7, Chính phủ Nhật Bản đã truy tặng vòng cổ Huân chương Hoa cúc cho cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, người qua đời do bị bắn trong lúc vận động tranh cử cho một ứng cử viên của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản vào ngày 8/7 vừa qua.
Nhật Bản truy tặng huân chương cao quý nhất cho cố Thủ tướng Abe Shinzo. Ảnh: Reuters
Lễ viếng được tổ chức sau đó cùng ngày tại đền Zojoji ở thủ đô Tokyo với sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và các nghị sĩ khác. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, hiện đang có chuyến thăm Nhật Bản, cũng đã tới dự buổi lễ. Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản, Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako đã gửi hoa và cử người đến thắp hương tại lễ viếng.
Văn phòng Nội các cho biết ông Abe là vị Thủ tướng thứ 4 của Nhật Bản nhận được vòng cổ Huân chương Hoa cúc theo Hiến pháp thời hậu chiến, sau các cựu Thủ tướng Shigeru Yoshida, Eisaku Sato và Yasuhiro Nakasone. Huân chương Hoa cúc là huân chương cao quý nhất của Nhật Bản, được làm từ vàng nguyên chất và do chính Nhật hoàng đeo. Huân chương này đã từng được trao cho một số nhà lãnh đạo nước ngoài tới thăm Nhật Bản.
Tang lễ của cố Thủ tướng Abe dự kiến diễn ra vào ngày 12/7 tại đền Zojoji. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang cân nhắc tham dự sự kiện này.
Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết theo yêu cầu của Thủ tướng Kishida, Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản sẽ treo cờ rủ để tướng nhớ ông Abe cho đến ngày 12/7.
"Tiếc thay cho một người vĩ đại" Nhiều người dân Việt Nam đã đến Đại sứ quán Nhật Bản tưởng niệm, ghi sổ tang và bày tỏ tình yêu mến đặc biệt dành cho cố Thủ tướng Abe Shinzo. Ngày 11/7, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội mở sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Chị Nguyễn Thị Huyền (SN 1978) dẫn 7 thành...